Thị trường công nghệ phát triển chậm chạp và do vậy chuyển giao công nghệ chưa được khuyến khích

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 32)

I. TRÌNH ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANHNGHIỆP QUA

5. Thị trường công nghệ phát triển chậm chạp và do vậy chuyển giao công nghệ chưa được khuyến khích

được khuyến khích

Để gắn kết KH&CN với doanh nghiệp và đời sống, thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển, từ

năm 1999 đến năm 2009, Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức được

30 kỳ “Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart)” qui mô quốc gia và khu vực, tạo cầu nối liên kết giữa nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Thông qua các kỳ Techmart, bên cung và bên cầu

công nghệ đã ký hơn 4.000 hợp đồng và biên bản ghi nhớ với tổng trị giá lên đến gần 5.000 tỷ

ngoài nước được chào bán. Đặc biệt, năm 2009, Bộ KH&CN đã tổ chức Techmart ASEAN+3 lần đầu tiên tại Hà Nội và đã thu hút hơn 650 đơn vị tham gia, trong đó có 46 tổ chức KH&CN, 14

trường đại học, 10 chương trình trọng điểm cấp nhà nước và 542 doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế; với gần 780 gian hàng giới thiệu, chào bán gần 3.000 công nghệ, thiết bị, giải pháp

phần mềm và dịch vụ. Tại Techmart đã có hơn 2.000 hợp đồng kinh tế và bản ghi nhớ giao dịch

công nghệ, thiết bị đã được ký kết với tổng giá trị đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Techmart ảo trên mạng như: www.techmartvietnam.vn và www.techmart.cesti.gov.vn... cũng được hình

thành và tạo nên một kênh thông tin quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,

doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm công nghệ.

Việc nhập công nghệ vào nước ta trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện thông qua các dự

án đầu tư trực tiếp nước ngoài và hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao

công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp ở nước ngoài. Từ năm 1993 đến đầu năm 2009, Bộ KH&CN mới phê duyệt được 701 hợp đồng chuyển giao công nghệ (CGCN) và

chủ yếu là hợp đồng thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhập công

nghệ của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu được thực hiện trong một số lĩnh vực sản xuất

hàng tiêu dùng như: vật liệu xây dựng, gạch lát ceramic, sứ vệ sinh, bia, chế biến thực phẩm,

may mặc, giày, đồ dùng bằng nhựa, dây cáp điện... và do vậy, đã tạo ra sản phẩm cạnh tranh so

với hàng ngoại nhập và xuất khẩu.

Trong gần một thập kỷ từ 2000-2008, Bộ KH&CN phê duyệt được 91 hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào các doanh nghiệp vốn trong nước, trong đó có 35 hợp đồng từ các nước phát triển,

chiếm 38%, đa số các hợp đồng CGCN có giá trị thanh toán không lớn hoặc gắn với dây chuyền thiết bị. Số lượng hợp đồng CGCN có kèm theo kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo

hộ cũng rất ít, chiếm khoảng 5% tổng số hợp đồng CGCN được phê duyệt và tập trung vào lĩnh

vực sản xuất, lắp ráp xe máy. Từ 2001 đến nay, Bộ KH&CN đã cấp chứng nhận doanh nghiệp

công nghiệp kỹ thuật cao cho 12 dự án. Một con số quá thấp trong một thời gian dài. Các doanh

nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao đã được cấp chứng nhận chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực

như cơ khí chính xác, điện tử, phần mềm, lắp ráp robot, các thiết bị robot, thiết bị điều khiển động cơ, sản xuất bảng mạch điện tử, linh kiện quang - điện tử, cơ quang điện tử, thiết bị ngoại

vi máy tính và công nghệ sản xuất bản mạch... Và một điều đáng chú ý nữa là trong số 12 doanh nghiệp nêu trên có đến 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và 01 doanh

nghiệp là liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với Hàn Quốc. Không có một doanh nghiệp tư nhân hoặc Việt Nam nào nhận được giấy chứng nhận này.

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI KHUYẾN KHÍCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, SÁNG TẠO, THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1. Các chính sách, văn bản pháp luật khẳng định mạnh mẽ việc khuyến khích nghiên cứu khoa học, thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)