Phát triển bền vững, có chất lượng các doanh nghiệp tư nhân do vậy rõ ràng xứng đáng chiếm
một vị trí quan trọng trong các chính sách của Việt Nam trong thập niên tới. Sự phát triển có
chất lượng của các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng phát triển chung của nền kinh tế.
Ba nhóm chính sách trên tuy được đánh giá theo từng chương riêng biệt, song bản thân chúng
có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Rõ ràng là những chính sách về nâng cao trình độ
khoa học công nghệ sẽ có tác động và ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách về nguồn nhân lực,
chính sách lao động. Tương tư như vậy, các chính sách về đầu tư cũng đòi hỏi phải có sự tương
thích về chính sách về công nghệ và lao động. Một quyết định về chính sách này sẽ có ảnh
hưởng tới các lĩnh vực còn lại.
Các khuyến nghị này được phân chia thành hai nhóm. Một số khuyến nghị sẽ có tính bao quát
trên nhiều lĩnh vực, có tác động lan tỏa, nhằm đảm bảo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường
thị trường. Các khuyến nghị này cũng hướng tới việc tự do hóa, bảo đảm các nguyên tắc cung
của một môi trường kinh doanh lành mạnh. Nhóm khuyến nghị thứ hai đi đề cập tới các vấn đề
cụ thể, liên quan tới các nội dung cụ thể của từng nhóm chính sách đã được rà soát trong nghiên
cứu này.
Trên thực tế, đã có nhiều chương trình được thiết kế, thực hiện, nhiều chính sách ưu đãi về các
lĩnh vực này đã được triển khai. Rất nhiều các khuyến nghị trong ma trận chính sách dưới đây
cũng liên quan tới việc cải tiến việc thiết kế và thực hiện các chương trình hỗ trợ và các chính
sách ưu đãi này. Đối với từng khuyến nghị tổng quát hay cụ thể, cần tham khảo và áp dụng các
thông lệưu việt được áp dụng với các chương trình hỗ trợ, các ưu đãi đầu tư, khuyến khích qua
thuế hoặc hình thức tài chính cần được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ một số các nguyên
tắc cơ bản, trong đó các nguyên tắc chính là các hệ thống cần thiết phải44:
• Tính hiệu quả: ngoài những tác động mà ưu đãi đầu tư nhằm tới, các ưu đãi này không
được làm sai lệch việc phân bổ nguồn lực theo quá trình vận hành tự do của cơ chế thị
trường.
• Tính công bằng: các ưu đãi cần phải đối xử các đối tượng có mức thu nhập và các đối tượng nộp thuế như nhau (những người với khả năng nộp thuế ngang bằng)- và thưởng
cho những đối tượng có tác động tương tự tới các mục tiêu của các biện pháp ưu đãi-
theo cùng một cách.
• Tính đơn giản/minh bạch: biện pháp ưu đãi cần phải đơn giản - theo khía cạnh là các chi
phí tuân thủ và quản lý ở mức thấp – và dễ hiểu (minh bạch).
• Tính dư thừa thấp: trong số những nhà đầu tư được hưởng lợi từ những ưu đãi này, tỷ lệ
những nhà đầu tư vẫn sẽ đầu tư nếu không có những ưu đãi cần là một con số nhỏ bởi vì
đối với những nhà đầu tư này nhà nước mất đi một khoản doanh thu thuế mà lại không
thu được lợi ích gì do các biện pháp đầu tư tạo ra.
Ngoài ra chúng cân phải đảm bảo được một số tiêu chí khác như45:
• Được thiết kế một cách có chọn lọc và phù hợp đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực
hiện;
• Được thiết kế dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện chứ
không chỉ dựa trên dự án, đề án mà doanh nghiệp đệ trình (ví dụ doanh nghiệp chỉ được
44 FIAS và IFC. Ưu đãi và Đảm bảo Đầu tưở Việt Nam. (2004).
hưởng các ưu đãi về đầu tư vào một dự án khoa học công nghệ khi dự án đó đã được thực hiện chứ không chỉ dựa trên đề án của doanh nghiệp)’
• Đảm bảo tính rõ ràng, phù hợp với pháp luật làm giảm thiểu những quyết định tùy nghi
của người thực hiện.
• Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của thị trường, không vi phạm các thỏa thuận thương mại và đầu tư quốc tế.
Các chương trình, chính sách được thiết kế cũng cần tham khảo danh sách đối chiếu của OECD
khi xây dựng. Khi xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị soạn
thảo cần trả lời được nhưng câu hỏi trong danh sách đối chiếu này. Danh sách đối chiếu này có
thể được liệt kê như sau:
• Câu hỏi 1: Vấn đề và mục tiêu của chương trình và chính sách đó đã được xác định rõ
hay không? Lý do của vấn đề đang được giải quyết là gì? Dẫn chứng chứng minh để
khẳng định sự cần thiết của chương trình và chính sách đó.
• Câu hỏi 2: Sự can thiệp của chính phủ thông qua chính sách hoặc chương trình đó có thỏa đáng hay không? Cơ sở này cần dựa trên việc xem xét bản chất của vấn đề, lợi ích và chi
phí tiềm năng của sự can thiệp của chính phủ thông qua chính sách hoặc chương trình hỗ
trợ và cân nhắc các biện pháp thay thế nhằm giải quyết vấn đề đó.
• Câu hỏi 3: Chính sách và chương trình hỗ trợ đó có phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn
đề hay không? Liệu có các phương án khác như sử dụng các công cụ của thị trường để
giải quyết vấn đề đó hay không?
• Câu hỏi 4: Cơ sở pháp lý của chương trình, chính sách đó? Tính hợp pháp của chương trình và chính sách? Tính phù hợp với các hiệp định quốc tế đã ký kết (WTO hoặc các
hiệp định thương mại, đầu tư khu vực, song phương…).
• Câu hỏi 5: Mức độ phù hợp của chính sách và chương trình đối với vấn đề đang cần được
giải quyết? Có cần phải có một chính sách hoặc chương trình lớn với một vấn đề nhỏ hay
không?
• Câu hỏi 6: Lợi ích thu được từ chính sách và chương trình đó có lớn hơn chi phí không?
Các chi phí liên quan tới các chính sách và chương trình đó có thực sự xứng đáng với lợi
ích mà nó mang lại hay không46.
• Câu hỏi 7: Tác động của chương trình, chính sách có được phân bổ công bằng hoặc đều
trên các đối tương mục tiêu và các nhóm người khác nhau trong xã hội hay không? • Câu hỏi 8: Chương trình, chính sách có rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, toàn diện, minh
bạch và dễ tiếp cận đối với các đối tượng áp dụng và đối tượng hưởng lợi, hoặc chịu sự
điều chỉnh hay không?
• Câu hỏi 9: Quá trình xây dựng chương trình, chính sách có được tham vấn rộng rãi hay
không? Các bên liên quan có cơ hội trình bày ý kiến và quan điểm của mình không? • Câu hỏi 10: Khả năng tuân thủ, tính khả thi, việc thực hiện sẽ được đảm bảo bằng các biện
pháp nào?
46 Các nước OECD thường sử dụng phương pháp Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIA) để thực hiện điều này. Tham khảo thêm về phương pháp này tại cuốn “Quy trình Đánh Giá Dự báo Tác động Pháp Luật (RIA) tại Việt Nam”, Lê Duy Bình và Raymond Mallon. GTZ. (2006).
67