Vấn đề môi trường, điều kiện lao động của người lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 55)

I. THỰC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANHNGHIỆP VIỆT NAM

7. Vấn đề môi trường, điều kiện lao động của người lao động

Bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc là những yếu tố thiết

yếu của bảo trợ xã hội. Tại Việt Nam, các sự cố gây ra tử vong và tai nạn nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng (ví dụ: trong lĩnh vực xây dựng…). Từ năm 2006 đến hết 2009 mỗi năm có gần

6000 trường hợp tai nạn nghề nghiệp trong khu vực chính thức với khoảng 500 tai nạn gây tử

vong, đó là còn chưa kể đến các số liệu thường không bao quát được khu vực kinh tế phi chính

thức, nhiều tai nạn không được báo cáo do cơ chế giám sát kém hiệu quả. Đặc biệt là trong khu

vực nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở sản xuất ở nông thôn, vấn đề về môi trường,

an toàn lao động và vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa được quan tâm thỏa đáng. Lực lượng thanh tra lao động vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn cũng là một trong những vấn đề bất cập.

Những năm qua, tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), số vụ cháy nổ làm chết và

bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản có xu hướng tăng lên hàng năm. Theo báo cáo của TLĐ, năm 2008 cả nước xảy ra 5.836 vụ TNLĐ làm 6.047 người bị nạn, 508 vụ TNLĐ chết

người làm 573 người bị chết và 1262 người bị thương nặng. Trong các loại TNLĐ, tỉ lệ bị điện giật

chiếm cao nhất (26,7% vụ), tiếp đó là ngã từ trên cao (17,6% vụ) và bị máy, thiết bị cuốn, cán

(5,7% vụ). Các lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều TNLĐ chết người thuộc về xây dựng dân dụng,

công nghiệp, công trình giao thông, khai thác khoáng sản, SX vật liệu xây dựng, cơ khí...

29Nguyễn Văn Dư, Đình công trong các doanh Nghiệp ở Việt Nam, Thực Trạng và giải pháp, Khoa học Lao động và Xã hội – Số 20/Quý III - 2009

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu của các vụ TNLĐ và cháy nổ

vẫn vẫn là do các doanh nghiệp thiếu ý thức cải thiện điều kiện làm việc, do người sử dụng lao

động và người lao động vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn. Nhiều doanh nghiệp

chỉ chú trọng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, ít hoặc không quan tâm

cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các địa phương đã tổ chức khám 12/25 loại bệnh nghề nghiệp (BNN)

cho gần 104.000 người, trong đó có hơn 1.000 trường hợp được chuẩn đoán mắc BNN (hết năm

2008, có trên 24.000 người mắc BNN). Một số BNN có tỉ lệ cao là bụi phổi-silic chiếm 74,1%,

bệnh điếc do tiếng ồn chiếm 16,01%. Bên cạnh đó, có trên 6.800 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực

vật với gần 7.600 trường hợp nhiễm độc, gây tử vong 137 người...

Theo điều tra thống kê của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam(VCCI), hơn 70% tai nạn lao động hiện nay là do người lao động và người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ

về ATVSLĐ. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá có phần lơ là công tác BHLĐ; đa số các

doanh nghiệp tư nhân hầu như rất ít quan tâm thực hiện các quy định pháp luật về BHLĐ, lại sử

dụng công nghệ lạc hậu, máy móc, nhà xưởng cũ nên điều kiện làm việc rất nặng nhọc, độc hại

và nguy hiểm...30

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)