II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
1. Dự báo về cung cầu lao động chưa được thực hiện tốt và các chương trình đào tạo nghề chưa hướng tớ
triển kinh tế của địa phương
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống dạy nghề của
Việt Nam đã được khôi phục và phát triển rộng khắp trên cả nước. Tính đến tháng 11/2009, cả
nước có 107 trường cao đẳng nghề, 265 trường trung cấp nghề và 684 trung tâm dạy nghề và
hoảng hơn 1000 cơ sở dạy nghề. Số lượng học viên được đào tạo qua hệ thống dạy nghề cũng
tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, có 887,3 nghìn người được dạy nghề, thì năm 2008 có 1,538 triệu người tốt nghiệp các trường dạy nghề. Cơ cấu ngành nghề đào tạo được đa dạng hóa, theo
hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và các nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Những đối tượng như người dân
tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ cũng đã được hỗ trợ tham gia học nghề31.
Tuy nhiên, chất lượng dạy nghề cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; số lượng
và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối, trong tình
trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Tỷ lệ đào tạo ở Việt Nam hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung
cấp chuyên nghiệp - học nghề là 10 : 9,8 : 30,3 (so với các nước là 1 : 4 : 10)32. Quy mô dạy nghề
còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn và đa dạng của sản xuất, của thị trường lao động.
83% là dạy nghề ngắn hạn nên thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao. Phát triển dạy nghề chưa thích ứng với những biến động nhanh của kỹ
thuật - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 33
30An toàn vệ sinh lao động: Thừa khẩu hiệu, thiếu quyết tâm , Hà Nội Mới, ngày 12/3/2010,
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/xa_hoi/314082/an-toan-ve-sinh-lao-dong-thua-khau-hieu- thieu-quyet-tam.htm
31 PGS.TS. Mạc Văn Tiến, Phát triển Dạy nghệ Hiện đại Hội nhập với Khu vực và Thế giới, Khoa học lao động và xã hội – Số 21/Quý IV- 2009
32http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=177994
33 TS. NguyêBn Hữu DuBng, Định hướng Chiến lược Lĩnh vực Lao động, Người Có Công, Giai đoạn 2011 - 2020 , Khoa học Lao động Xã hội, Số 21, Quý IV- 2009
Bên cạnh đó, công tác dự báo về cung cầu lao động chưa hiệu quả và thiếu ở cả cấp trung ương
và địa phương. Tại hầu hết các tỉnh đều không có chiến lược phát triển thị trường lao động ở cấp
tỉnh34. Các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được xây dựng song không gắn với kế
hoạch phát triển nguồn lao động của tỉnh. Thiếu vắng các chiến lược về phát triển thị trường lao
động đã khiến cho việc hỗ trợ và chuẩn bị tốt về nguồn lao động phục vụ cho việc phát triển
kinh tế địa phương, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư không được đồng bộ và đạt
hiệu quả cao. Tình tranh thiếu hụt, mất cân đối giữa cung cầu lao động cũng một phần do các
dự báo chưa chuẩn xác về cung cầu lao động và sự thiếu gắn kết giữa chiến lược chuẩn bị nguồn
lao động và chiến lược phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp của các địa phương.
Tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020" với kinh phí vào khoảng 25.980 tỷ đồng. Mục tiêu là nhằm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Trọng tâm của đề án là đào tạo theo nhu cầu của
doanh nghiệp chứ không phải đào tạo theo khả năng của các trường, lớp35. Ban chấp hành
Trung ương cũng đã ban hành Đề án vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đề án này đặt
mục tiêu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 25% năm 2015 và 50% vào năm 202036. Mục
tiêu tổng quát phát triển dạy nghề là đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ
thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với trình độ cao, lành nghề, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ
cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô dạy nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu
quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động. Đề án cũng đặt ra các mục tiêu hết sức tham vọng
như đến năm 2020 trong lực lượng lao động có 27,5 triệu người được đào tạo nghề, trong đó
khoảng 10 triệu lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, trong đó
28%-30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số người học nghề có việc làm và
70% có việc làm đúng với nghề được đào tạo37.
Tuy nhiên sự gắn kết của việc đào tạo này với thị trường lao động vẫn chưa rõ ràng. Hoạt động
đào tạo cần được gắn kết với công tác điều tra thị trường lao động (cả phía cung và phía cầu) song công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Việc những người được đào tạo này sẽ được
sử dụng ra sao, tìm kiếm việc làm như thế nào vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Việc tổ chức hình thành hệ thống thông tin về thị trường lao động chưa được chú trọng đúng mức. Những nội
dung này cần thực sự được coi là những bộ không thể tách rời trong các chương trình đào tạo nghề.
Cũng vì lý do này nên chủ trương dạy nghề và tạo việc làm vẫn còn khoảng cách khá xa so với
yêu cầu thực tiễn. Việc đào tạo chưa bám theo quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Vì được cấp ngân sách nên không ít cơ sở
dạy nghề đang đào tạo theo kiểu “có gì dạy nấy”. Trên thực tế, có không ít người qua đào tạo nghề không tìm được việc làm phù hợp. Có những trung tâm dạy nghề được xây dựng khang
trang, mua sắm trang thiết bị dạy học tương đối tốt ở một số nghề nhưng không tuyển được học
34 Hiện nay với sự hỗ trợ của ILO, Quảng Nam đang xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường lao động cho tỉnh. Đây dường như là tỉnh duy nhất trên cả nước đang xây dựng chiến lược này.
35Đề án đào tạo nghề lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, VnEconomy, ngày 6/5/2009
http://vneconomy.vn/20090506122115406P5C11/de-an-dao-tao-nghe-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-tai-viet- nam.htm
36 Ban chấp hành Trung ương, Đề án vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
sinh vào học. Sau khi học xong học viên lại không có cơ hội để tìm việc làm tại địa phương vì ở
đây không có nhu cầu tuyển dụng những ngành nghề mà mình đã theo38.