I. TRÌNH ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANHNGHIỆP QUA
9. Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của doanhnghiệp chưa phát huy hiệu quả như mong muốn
mong muốn
Trong số các thực thể tham gia thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thì doanh nghiệp đóng vai
tình trạng xâm phạm quyền SHTT. Việc ngăn ngừa xâm phạm là điều trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện, tiếp theo mới đến việc chống lại hành vi xâm phạm. Theo thống kê của Cục Sở
hữu trí tuệ, đến cuối năm 2009 có khoảng hơn 30% doanh nghiệp Việt Nam đã và đang là chủ
thể của quyền SHTT ở Việt Nam. Trong ba năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trở thành
chủ thể quyền SHTT tăng mạnh thông qua việc đăng ký các đối tượng SHTT ngày một tăng và
trung bình số đơn đăng ký tăng 20% năm. Tuy vậy, nếu chỉ đăng ký bảo hộ mà không đưa các
đối tượng SHTT vào thực thi trong cuộc sống, đồng thời không có các biện pháp chống lại các
hành vi xâm phạm quyền nhằm bảo vệ quyền SHTT, thì việc đăng ký được xem như không có
hiệu quả.
Bản chất của quyền SHTT là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ
các tài sản trí tuệ trước tiên thuộc về trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp (Điều 198, Luật Sở hữu
trí tuệ) mà không nên chỉ trông chờ, ỷ lại vào việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. Ngay từ
khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dựng các đối tượng SHTT, doanh nghiệp cần phải tính đến các
biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng đó trước khi đăng ký. Vì khi đã đăng ký thì
phải công bố đối tượng đó cho công chúng biết, khi ấy việc sao chép rất dễ xảy ra nếu doanh
nghiệp chưa thực hiện các biện pháp công nghệ chống sao chép. Ngay cả khi đối tượng đã đăng
ký, doanh nghiệp cũng cần “cài khoá” theo các đời sản phẩm có chứa đối tượng SHTT để có thể
thay đổi theo năm sản xuất mà kẻ ăn cắp không bắt kịp với việc thay đổi đó.
Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền SHTT đã xảy ra, theo Khoản 1 Điều 211 của Luật Sở
hữu trí tuệ, khi doanh nghiệp phát hiện kẻ vi phạm quyền SHTT (đối với hàng nhái) là phải
thông báo cho bên vi phạm, nếu họ không chấm dứt thì mới đề nghị các cơ quan thực thi xử lý. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, phát hiện hành vi xâm phạm thông
qua mạng lưới kiểm soát của doanh nghiệp hoặc dựa vào cộng đồng dân cư, người tiêu dùng. Để
hạn chế những hành vi xâm phạm do vô ý, doanh nghiệp cần chủ động thông tin rộng rãi sự tồn
tại quyền SHTT của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các hình thức công bố
khác.
Để hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010 (gọi tắt là Chương trình 68). Mục tiêu chủ yếu của Chương
trình 68 là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ SHTT để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm
năng xuất khẩu.
Thực tiễn cho thấy nhu cầu được hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của cộng đồng, doanh nghiệp, địa phương là rất lớn và không ngừng gia tăng. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
chưa đủ năng lực để chủ động trong công tác này, trong khi việc xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đòi hỏi phải được triển khai thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, theo nội dung
được phê duyệt, Chương trình 68 chủ yếu chỉ tập trung hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển đối tượng quyền SHTT, một số tài sản trí tuệ có giá trị khác chưa được đưa vào Chương trình. Để có
thể nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng, việc chỉ sử dụng công cụ SHTT là chưa đủ, cần phải sử dụng đồng thời nhiều các biện pháp khác
như áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, khai thác giá trị thương mại...
Cơ chế tài chính của Chương trình 68 còn một số bất cập gây khó khăn cho việc tham gia Chương trình như: thiếu quy định kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm thực hiện các hoạt
động chung ở địa phương, gây khó khăn cho Cơ quan quản lý dự án ở địa phương tổ chức triển khai Chương trình; quy định cứng nhắc về bảo đảm kinh phí đối ứng đối với một số loại dự án ảnh hưởng đến khả năng tham gia Chương trình của các đối tượng có nhu cầu, đặc biệt là các dự
án phát triển tài sản trí tuệ của nhà nước, cộng đồng; các nội dung được chi hỗ trợ chủ yếu là hoạt động chuyên môn phục vụ công tác xác lập, quản lý và phát triển đối tượng SHTT, trong
khi để phát triển tài sản trí tuệ còn rất nhiều hạng mục công việc khác cần hỗ trợ như trang thiết
bị để phục vụ hoạt động chuyên môn, các hoạt động khai thác và nâng cao giá trị thương mại
cho các tài sản trí tuệ …
Một thực tế nữa là trình độ công nghệ của Việt Nam chưa cao, chúng ta phải chi phí không nhỏ
cho việc nhập khẩu công nghệ và các trang thiết bị của nước ngoài để phục vụ các hoạt động
nghiên cứu, triển khai, sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó nếu biết tìm kiếm, khai thác hiệu quả
các sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các các sáng chế hết thời hạn bảo hộ), chúng
ta hoàn toàn có thể có được các công nghệ tương đương mà không xâm phạm quyền của chủ thể
và giảm rất nhiều chi phí cho cộng đồng, doanh nghiệp. Chương trình đã chưa chú trọng tới nội dung này.
Hỗ trợ triển khai các hoạt động nhằm thương mại hoá các sản phẩm được bảo hộ SHTT, ưu tiên
các đặc sản địa phương có tính chiến lược, có tiền năng xuất khẩu. Trong khuôn khổ Chương trình 68, các đặc sản mang địa danh của địa phương đã được ưu tiên hỗ trợ xác lập, quản lý và
phát triển quyền SHTT. Tuy nhiên, phạm vi hỗ trợ các hoạt động nhằm thương mại hóa sản phẩm còn rất hạn chế như không hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị…, điều
này đã gây khó khăn trong công tác hỗ trợ phát triển và khai thác thương mại đối với các đặc
sản của địa phương do việc huy động kinh phí đối ứng từ cộng đồng, địa phương là rất khó
khăn. Vì vậy, cần mở rộng phạm vi và tăng cường công tác “hỗ trợ triển khai các hoạt động
nhằm thương mại hóa sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT”, đặc biệt là các đặc sản địa phương
có tính chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Các qui định không rõ ràng về nội dung, không bám
sát nhu cầu của doanh nghiệp và các thủ tục khó khăn khi tiếp cận đã hạn chế này đã làm giảm
sự quan tâm tham gia của các doanh nghiệp vào Chương trình 68 trong thời gian qua. Trong 4 năm thực hiện chương trình từ năm 2005 đến 2009, mới chỉ phê duyệt được 34 dự án xin hỗ trợ
D D D D CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHẤT
MỘT VÀI CHỈ SỐ VỀ HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC TƯ NHÂN
• Năm 2007, 86,2% các doanh nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp tư
nhân là tại các doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ công nghệ cao và chủ
yếu là sử dụng lao động thủ công.
• Chỉ 12.7% số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp được coi là có sử
dụng trình độ công nghệ cao hơn và đòi hỏi chất xám cao hơn này.
• Năm 2009, khu vực kinh tế tư nhân đang cung cấp việc làm cho 85% số lao
động. Số lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực ĐTNN lần lượt chỉ chiếm 11,5% và 3,4% tổng số lao động có việc làm (47.7 triệu lao
động)
• 75% lực lượng lao động tại các doanh nghiệp tư nhân là chưa qua đào tạo.
• Năm 2009, 47.4% doanh nghiệp được VCCI khảo sát gặp khó khăn trong
tuyển dụng lao động có kỹ năng. (tỷ lệ năm 2008 là 38.4%)
• Số lao động làm trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ chỉ chiếm
0.06% tổng số lao động của cả nước. Nếu tính riêng lực lượng lao động
trong khối doanh nghiệp, con số này chỉ chiếm 0.02%.
• Năng suất lao động bình quân của Việt Nam theo giá hiện hành là 34.9
triệu VNĐ. Năng suất lao động trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ cao nhất, với 395,8 triệu VNĐ/người năm 2009
• Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam thấp. Trung bình từ năm 2000 đến 2009, chỉ đạt 4.53%/năm. Đặc biệt, năm 2008 và 2009 chỉ lần lượt