Nhiều quy định của Luật Lao động gây khó cho doanhnghiệp và giảm tính cạnh tranh cũng như năng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 59)

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

4. Nhiều quy định của Luật Lao động gây khó cho doanhnghiệp và giảm tính cạnh tranh cũng như năng

Hiện nay, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa vẫn phải chịu một số quy định về thang bảng lương do Nhà nước quy định. Những quy định này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây

dựng chế độ lương, thưởng và chính sách tuyển dụng, sử dụng và giữ chân người lao động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hóa, gặp rất nhiều

khó khăn trong việc thực hiện các cải cách về tiền lương nhằm gắn tiền lương với năng suất lao động. Chính phủ chỉ nên quy định thang bảng lương trong các doanh nghiệp mà nhà nước sở

hữu 100% vốn nhà nước.

Theo quy định của Luật Lao Động, thời gian làm thêm tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện là 200 giờ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam và

tới tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn sử dụng nhiều hình thức khác nhau để lách quy định này. Mức quy định này

là thấp so với các quốc gia có canh tranh trực tiếp với Việt Nam về lao động nhân công giá rẻ

như Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia… Quy định này cần được nâng lên là 300 giờ.

Do các quy định hiện hành của Luật Lao động, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc huy động

người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt, ví dụ như gấp rút đáp ứng đơn đặt

41 Đào tạo nghề năm 2010 có tạo đột phá? Hà Nội Mới ngày 21 tháng 1 năm 2010,

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh_te/306203/%C4%91ao-tao-nghe-nam-2010-co-tao- duoc-dot-pha.htm

hàng của khách hàng vào những thời điểm tiêu thụ cao (ví dụ như dịp Giáng sinh). Các quy định hiện hành cần được sửa đổi theo hướng cho phép người sử dụng lao động có quyền huy

động người lao động làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt. Các trường hợp đặc biệt

này cũng được quy định cụ thể theo hướng hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động

– tránh tình trạng quy định chung chung và có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện và là

nguồn nguyên nhân làm căng thẳng mối quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Cũng theo quy định hiện hành của Luật Lao động, thời gian nghỉ không hưởng lương của người

lao động vẫn được tính khi trợ cấp thôi việc. Điều này là không công bằng đối với doanh nghiệp

và người sử dụng lao động. Bộ Luật Lao động cần được điều chỉnh theo hướng quy định thời

gian nghỉ không hưởng lương của người lao động không được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

Hiện nay các chi phí liên quan tới việc doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo nghề, tập nghề để

làm việc tại doanh nghiệp chưa được miễn thuế và do vậy không khuyến khích các doanh

nghiệp tích cực tham gia các đào tạo, nâng cao trình độ nghề. Các chi phí này cần được miễn

thuế đối với doanh nghiệp.

5. Mức lương tối thiểu

Từ 1993 đến nay, được hệ thống tiền lương tối thiểu liên tục được điều chỉnh và hoàn thiện dần

với các quy định về tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu theo ngành, theo vùng,

lương tối thiểu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều cơ chế cũng đã được hoàn thiện

dần, từ chỗ chỉ có một mức lương duy nhất, được mở rộng theo ngành, theo vùng, theo khu vực,

từ chỗ quy định việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thuộc quyền của Nhà nước đến chỗ cho

phép các doanh nghiệp có thể nâng mức lương tối thiểu trong khuôn khổ nhất định. Từ chỗ quy

định mức lương tối thiểu cố định đến chỗ điều chỉnh theo sự biến động của giá cả trên thị

trường.

Mức lương tối thiểu được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ

cấp lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp

luật lao động trong các doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo

quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Thông tư số

13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày

05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tuy nhiên, các yếu tố nhằm xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu chưa rõ, dẫn đến sự

không đồng thuận tại các doanh nghiệp. Các quy định này cần được làm rõ và công khai minh

bạch.

Việc nâng mức lương tối thiểu là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Nâng lương tối thiểu cũng là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất lao động của một quốc gia và phát

triển một nền kinh tế thịnh vượng42. Tuy nhiên nâng mức lương tối thiểu quá cao, quá nhanh

cũng là một điều khó khăn cho doanh nghiệp. Thông lệ quốc tế cho thấy nếu mức lương tối

thiểu quá cao cũng không khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chính

thức chuyển thành doanh nghiệp chính thức. Điều này về dài hạn lại làm giảm tỷ lệ những

người lao động làm việc trong khu vực chính thức và được hưởng những dịch vụ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Những cân nhắc về việc nâng dần mức lương tối thiểu cũng cần tính toán

tới các tác động chính sách này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)