I. THỰC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANHNGHIỆP VIỆT NAM
6. Vấn đề đối thoại xã hội và quan hệ lao động trong doanhnghiệp
Hiện nay, năng lực và vai trò đại diện của công đoàn còn yếu nên trong đối thoại và thương
lượng không hiệu quả, không phát huy tác dụng, nhất là trong quá trình xây dựng thỏa ước lao
động tập thể ngành. Tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân có thỏa ước lao động tập thể là rất thấp,
theo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp ngoài nhà nước, 40%
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 95% doanh nghiệp nhà nước có thỏa ước lao động
tập thể27.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, các tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp nói chung còn yếu ớt.
Tại khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có tổ
chức công đoàn, nhiều doanh nghiệp tổ chức công đoàn hoạt động chỉ mang tính chất hình
thức, thậm chí chỉ là cánh tay nối dài của chủ sử dụng lao động. Do vậy, khi có tranh chấp xảy
25 TS. Nguyễn Bá Ngọc, CN Ngô Vân Hoài, Điều tra doanh nghiệp về tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến sản xuấtt việc làm , Khoa học Lao Động và Xã hội – Số 20/Quý III – 2009.
26 Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Pháp Luật và Đời sống.
27 Báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10 “ Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Tổ chức lao động quốc tế ILO.
ra, người lao động trong tình thế không được ai bảo vệ, nên khi bức xúc, giải pháp gần như duy nhất của họ là tìm cách đình công.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, tính từ năm 1995 đến 30/7/2009, đã xảy
ra 2.743 vụ đình công trên cả nước. Đa số các vụ đình công xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (2023 vụ, chiếm 73,8%). Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có
631 vụ, chiếm 23%. Có 89 vụ đình công xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nước, chiếm 3,2%.
Hình 3: Tình hình đình công từ năm 1995 đến 30/7/2009, chia theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vụ Lao động- Tiền lương năm 2009.
Số vụ đình công có xu hướng gia tăng. Nếu như năm 1995, chỉ có 60 vụ diễn ra trên cả nước, thì
đến năm 2008, số vụ đình công đã tăng lên tới 720 vụ, tăng 12 lần. Trong khi số vụ đình công trong khối doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm (15 vụ vào năm 2000, 8 vụ vào năm 2005, 4
vụ năm 2006, 1 vụ năm 2007 và từ năm 2008 tới nay chưa có vụ nào xảy ra), thì đình công trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và dân doanh có xu hướng gia tăng. Năm 1995, số
vụ đình công trong doanh nghiệp khối FDI là 28, đến năm 2008, lên tới 584 vụ. Số vụ đình công trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân năm 1995 là 21 vụ, năm 2008 lên tới 136
vụ. 28
Phần lớn các vụ đình công diễn ra tại khu vực Đông Nam Bộ, đầu tàu phát triển kinh tế của cả
nước. Khu vực này có tốc độ phát triển nhanh, có nhu cầu nguồn lao động lớn, thu hút dòng di
chuyển lao động từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tính từ năm 1995 tới nay, có tới 2103 vụ
đình công diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, chiếm tới 76,67% tổng số
vụ đình công trên cả nước. Đặc biệt, tính theo năm, thì năm 1999, có tới 95,5% tổng số vụ đình công diễn ra tại 3 tỉnh thành trên. Năm 2005 là năm mà tỷ tệ số vụ đình công diễn ra tại 3 tỉnh
thành này so với cả nước là thấp nhất, nhưng cũng lên tới 63,8%
28Nguyễn Văn Dư, Đình công trong các doanh Nghiệp ở Việt Nam, Thực Trạng và giải pháp, Khoa học Lao động và Xã hội – Số 20/Quý III - 2009
Nguyên nhân của đình công diễn ra tại Việt Nam xuất phát từ người sử dụng lao động, người lao động. Từ phía người sử dụng lao động, thì do một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng
các quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thỏa thuận với người lao động như:
không nâng lương hàng năm hoặc có nâng nhưng mức nâng quá thấp; thời gian làm thêm giờ
vượt quá quy định, trả lương làm thêm giờ không đầy đủ; không xây dựng thang lương, bảng
lương; ký hợp đồng lao động không đúng loại; không đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; sa thải vô cớ;
điều kiện làm việc chưa bảo đảm. Lợi ích của người lao động không được các chủ sử dụng lao động
quan tâm thực sự. Từ phía người lao động, thì chủ yếu xuất phát từ các yêu câu của người lao động
có liên quan đến tiền lương, thời giờ làm việ, thời giờ nghỉ ngơi, ăn ca, phụ cấp trong tình hình giá
cả sinh hoạt tăng cao, thu nhập thực tế giảm sút, và điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người lao động
không được cải thiện. 29 Hình dưới dây cho thấy yêu cầu của người lao động trong các cuộc đình công trong năm 2009:
Hình 4: Yêu cầu của người lao động trong các cuộc đình công năm 2009 (%)
Nguồn: Số liệu tổng hợp của Vụ Lao động- Tiền lương năm 2009.