Tỷ trọng người lao động đã qua đào tạo nghề thấp – một cản ngại quan trọng đối với việc cải thiện

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 50)

I. THỰC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANHNGHIỆP VIỆT NAM

2. Tỷ trọng người lao động đã qua đào tạo nghề thấp – một cản ngại quan trọng đối với việc cải thiện

Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ¾ là lao động ở

nông thôn, chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Trình độ học vấn lao động nông thôn ngày càng được nâng cao nhưng còn

nhiều hạn chế. Vào năm 1996 có khoảng 29,2% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học, 58,1% lao động chưa tốt nghiệp THCS, số lao động tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 9,2%; đến năm

2008, các tỷ lệ này lần lượt là 19,16%, 30,84% và 15,73%. Giữa nông thôn và thành thị còn tồn tại một khoảng cách tương đối về trình độ học vấn của lao động (năm 2008, tỷ lệ lao động chưa biết

chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ở nông thôn gấp 2,61 lần ở thành thị trong khi tỷ lệ lao động tốt

nghiệp THPT ở thành thị gấp 2,87 lần ở nông thôn)21.

Bảng 11: Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và khu vực thành thi – nông thôn

Đơn vị: % Cả nước Thành thị Nông thôn Chênh lệch thành thị/nông thôn (lần) 1. Chưa qua đào tạo 75.04 50.48 83.92 0.60

2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 7.29 11.49 5.77 1.99

3. Có chứng chỉ nghề ngắn 4.33 8.48 2.83 3.00

4. Có bằng nghề dài hạn 1.61 3.30 1.00 3.30 5. Trung học chuyên nghiệp 5.00 8.99 3.56 2.53

6. Cao đẳng 1.94 3.50 1.38 2.54 7. Đại học trở lên 4.79 13.76 1.54 8.94

Tổng 100.00 100.00 100.00

Nguồn: Số liệu điều tra Việc làm và thất nghiệp 2008

21 Kim Quốc Chính, “Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp", Bản tin khoa học lao động và xã hội, số 22 năm 2010 của Viện Lao động khoa học và xã hội.

Lao động nông thôn thường là lao động thủ công, giản đơn không đòi hỏi tay nghề cao. Nếu muốn chuyển dịch sang việc làm khu vực phi nông nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động.

Trình độ học vấn thấp của lao động nông thôn sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi

nghề cho lao động nông thôn cũng như tìm việc làm. Nếu có trình độ, lao động nông thôn có

khả năng tham gia nhiều ngành nghề, đáp ứng việc làm phi nông nghiệp, việc làm ở khu vực

thành phố, khu công nghiệp. Những lao động có trình độ dưới THCS khó có cơ hội được tham

gia vào các chương trình đào tạo nghề cũng như đào tạo chuyên nghiệp do trình độ học vấn

không đáp ứng được yêu cầu22.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam, nhìn chung được nâng lên chậm so với

nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các ngành nghề sản xuất cần lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật trung, cao cấp. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào

tạo chuyên môn kỹ thuật có trình độ sơ cấp trở lên trong nền kinh tế và trong KVPNN mới chiếm khoảng 18,4% và 32,6%. Đặc biệt ở nông thôn, việc tổ chức đào tạo nghề cho người trong

tuổi lao động còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm khoảng 31%, tỷ lệ lao

động qua đào tạo nghề mới chiếm 17,3%23.

Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn còn lao động có tay

nghề cao và kể cả đội ngũ lao động trong nhiều ngành kinh tế phát triển lại thiếu hụt trầm trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ

cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài. Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu

hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp.

Năm 2007, 70,4% số doanh nghiệp của Nhật Bản đã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng kỹ sưở

Việt Nam, 63% gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động quản lý cấp trung (tỷ lệ này của

ASEAN là 39,1%)24. Nhiều nhà đầu tư Nhật hăm hở sang Việt Nam với nhiều kì vọng, trong đó

họ từng đánh giá công nhân của ta rất ‘tinh xảo”, “khéo tay” nhưng khi bước vào thực hiện đề

án lại phải thuê công nhân từ các nước láng giềng, kể cả từ các tỉnh Quảng Đông, Thẩm

Quyến… sang vì không tìm ra lực lượng tại chỗ có thể đảm trách. Có những công ty Nhật Bản yêu cầu số lượng rất lớn, chẳng hạn gần đây, hãng lắp ráp linh kiện điện tử của Nhật bản NIDEC

cần tuyển 20.000 công nhân cho nhà máy lắp ráp nhưng đành bó tay khi thị trường cung ứng lao động quá hạn chế.

Không chỉ khó khăn với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế

khác cũng đang phải đối mặt với khó khăn này. Ví dụ như dự án Dung Quất xây dựng com-bi- nat về hóa dầu đã bị chựng lại, trục trặc vì nhiều lí do. Trong đó, một vấn đề đáng lưu ý là nhà

thầu kỹ thuật Pháp Technip khi bắt tay vào lắp đặt trang thiết bị thì “té ngửa” ra rằng, tìm người thợ hàn bậc cao tại chỗ đủ khả năng hàn cao áp không dễ . Một mặt họ huy động thợ hàn

Malaysia, Thái Lan sang làm chuyên gia để đảm bảo tiến độ, mặt khác chi viện ngân sách gần một triệu đô la để tỉnh Quãng Ngãi lập cơ sở đào tạo 4.000 thợ hàn cho công trình.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)