Gần đây chính sách và môi trường đầu tư đã có một số ảnh hưởng tích cực tới hành vi đầu tư của

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25)

II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI VIỆC KHUYẾN KHÍCH VÀ HIỆU QUẢ

9. Gần đây chính sách và môi trường đầu tư đã có một số ảnh hưởng tích cực tới hành vi đầu tư của

Tuy nhiên, các số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố cho thấy một số tín hiệu tích cực về sự gia

tăng đầu tư, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp được đăng ký, số lượng lao động và số vốn đầu tư trong một số ngành kinh tế quan trọng như tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thông, hoặc

những ngành có hàm lượng công nghệ và chất xám cao hơn như các ngành liên quan tới máy tính, sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính.

Bảng 7: Những ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất 2000-2009

Tên ngành Tốc độ tăng trưởng bình

quân hàng năm (%) Những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất về số lượng

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 192.6 Bưu chính viễn thông 170.1

Các hoạt động liên quan tới máy tính 151.0 Cac hoạt động hỗ trợ hoạt động tài chính tiền tệ 150.9

Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 146.0

Tái chế 146.0

Cho thuê máy móc thiết bị 142.9 Các hoạt động liên quan tới bất động sản 141.4 Những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về số lao động

Các hoạt động hỗ trợ hoạt động tài chính tiền tệ 174.0

Các hoạt động liên quan tới máy tính 144.4

Cho thuê máy móc thiết bị 140.6

Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 129.7

Tái chế 127.7

Các hoạt động liên quan tới tài sản và dịch vụ tư vấn 125.2

Những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về số vốn

Các hoạt động hỗ trợ hoạt động tài chính tiền tệ 206.7

Cho thuê máy móc thiết bị 194.3

Tái chế 174.3

Các hoạt động liên quan tới máy tính 163.4 Khai thác quặng kim loại 146.8 Bảo hiểm, trợ cấp hưu trí 142.4 Sản xuất giường tủ, bàn ghế và các sản phẩm khác 141.1 Sản xuất kim loại 136.2 Các hoạt động liên quan tới bất động sản 136.0 Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2010)

Một số trong các ngành có tốc độ tăng trưởng cao này tuy không phải là những ngành đảm bảo được sự phát triển mạnh của doanh nghiệp tư nhân về phương diện nâng cao giá trị gia tăng,

nâng cao trình độ công nghệ… song đây hẳn là một xu hướng tích cực cần được tiếp tục khuyến khích.

C C C C CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP

MỘT VÀI CHỈ SỐ VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

• Mặc dù có tốc động đăng ký doanh nghiệp hết sức lớn, cả nước chỉ có 150 doanh

nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chiếm 0,07% tổng số

doanh nghiệp đang hoạt động (2008).

• Tổng số cán bộ, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp khoa học công nghệ này là

2078 người, chiếm 0.025% tổng số lao động của các doanh nghiệp (2008)

• Khoảng 80 - 90% công nghệ Việt Nam sử dụng là công nghệ ngoại nhập, trong đó 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 80-90 của thế

kỷ trước, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang.

• Từ năm 1993 đến đầu năm 2009, Bộ KH&CN mới phê duyệt được 701 hợp đồng

chuyển giao công nghệ (CGCN) và chủ yếu là hợp đồng thuộc các doanh nghiệp có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

• Số lượng hợp đồng CGCN có kèm theo kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng

bảo hộ cũng rất ít, chiếm khoảng 5% tổng số hợp đồng CGCN được phê duyệt và tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe máy. Từ 2001 đến nay, Bộ KH&CN đã cấp

chứng nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao cho 12 dự án.

• Với khoảng 480 tổ chức KH&CN ngoài công lập và trung bình mỗi tổ chức có

khoảng 10 nhà khoa học làm việc, hiện có khoảng 4.800 nhà khoa học đang phục vụ

thường xuyên trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.

• Từ năm 2002 đến năm 2009, đã phê duyệt được 159 dự án với tổng kinh phí 150.581

triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới và đổi mới công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP

ngày 18/9/1999 của Chính phủ về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN và đổi mới công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp chủ trì thực hiện

dự án sẽ tự huy động số kinh phí là 448.872 triệu đồng (gấp ba lần số kinh phí Nhà nước hỗ trợ) để cùng thực hiện hoạt động nghiên cứu-triển khai này

• Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010 mới chỉ phê duyệt được 34 dự án xin hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển

tài sản trí tuệ của doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2009.

• Tính đến năm 2009, Cục Sở hữu Trí tuệ xét và cấp văn bằng bảo hộ cho các doanh

nghiệp Việt Nam cho 29 sáng chế, 45 giải pháp hữu ích, 747 kiểu dáng công nghiệp,

16.231 nhãn hiệu hàng hóa.

• Mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trung bình dưới 0,5% tổng

doanh thu, còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.

• Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009 của Diễn đàn kinh tế Thế giới

(WEF): chỉ số đổi mới và sáng tạo, Việt Nam được xếp vị trí thứ 55/133; chỉ số sẵn

sàng công nghệ được xếp hạng 73/133, chỉ số về “sáng chế hữu ích” của Việt Nam chỉ xếp thứ 90/133.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp ảnh hưởng của chính sách tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)