Vấn đề đau đầu cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và doanh nghiệp trong ngành du lịch nói riêng là vấn đề thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử. Chúng ta phải thống nhất với nhau là kinh doanh thương mại điện tử khác với kinh doanh truyền thống ở chỗ: kinh doanh truyền thống thì khách hàng nhận hàng rồi mới trả tiền, nhưng trong kinh doanh thương mại điện tử thì doanh nghiệp nhận tiền rồi mới giao hàng cho khách hàng. Hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử giống với hình thức kinh doanh lữ hành truyền thống lâu nay, nghĩa là khách hàng trả tiền trước rồi mới được nhận dịch vụ. ï Để tháo gỡ vấn đề thanh toán này, giúp cho việc kinh doanh lữ hành phát triển được tôi xin đưa ra giải pháp sau:
Giải pháp: Thanh toán bằng thẻ tín dụng theo hình thức offline
Sau khi khách hàng và doanh nghiệp lữ hành trao đổi qua lại với nhau và khách hàng đã đồng ý mua dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp theo là giai đoạn thanh toán tiền.
- Bước 1: Khách hàng gởi cho doanh nghiệp lữ hành 2 tờ fax:
o Tờ fax 1: photocopy 2 mặt của thẻ tín dụng rồi gởi bằng fax qua doanh nghiệp.
o Tờ fax 2: khách hàng xác nhận đồng ý trả cho doanh nghiệp lữ hành số tiền mua dịch vụ, kèm theo là các thông tin về khách hàng và thông tin
trên website (xem phụ lục 4), khách hàng chỉ in ra điền các chi tiết, ký vào bên dưới và fax cho doanh nghiệp.
- Bước 2: doanh nghiệp fax sang ngân hàng thanh toán 3 tờ fax:
o Tờ fax1: 2 mặt thẻ tín dụng của du khách
o Tờ fax 2: giấy xác nhận đồng ý trả tiền cho doanh nghiệp của du khách
o Tờ fax 3: yêu cầu ngân hàng thanh toán trả tiền cho doanh ngiệp dựa trên xác nhận của khách hàng.
- Bước 3: Ngân hàng thanh toán sẽ kiểm tra thẻ tín dụng của du khách với ngân hàng phát hành. Nếu thẻ hợp lệ thì ngân hàng thanh toán báo có cho doanh nghiệp. Nếu không hợp lệ thì ngân hàng thanh toán cũng báo cho doanh nghiệp biết giao dịch không được thực hiện.
- Bước 4: sau khi ngân hàng thanh toán báo có, thì doanh nghiệp xác nhận với du khách là doanh nghiệp đã nhận tiền. Quy trình thanh toán hoàn tất.
- Trong trường hợp khách hàng đã thanh toán tiền cho doanh nghiệp nhưng sau đó vì lý do gì đó họ thay đổi ý định không mua dịch vụ của doanh nghiệp nữa. Lúc đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào điều khoản phạt cho trường hợp hủy mua dịch vụ mà phạt khách hàng (điều khoản phạt này phải đưa rõ ràng trên website của doanh nghiệp). Khoản tiền chênh lệch giữa số tiền khách đã trả và số tiền phạt (nếu có) doanh ngiệp phải báo cho ngân hàng thanh toán hoàn trả lại cho khách hàng