Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 38)

Thương mại điện tử không chỉ là chuyện máy móc mà phải có các văn bản pháp luật liên quan để ở đó con người tiến hành thực hiện việc giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hoá, thông tin một cách đảm bảo, tin cậy và chính xác. Các cách thức, thuật ngữ về thanh toán điện tử, thuế, bảo vệ thông tin trên mạng, sở hữu

luật. Ở thương mại điện tử mọi giới hạn về không gian, thời gian, sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo không còn là hàng rào ngăn cản được các giao dịch trên mạng. Do vậy, để thống nhất trong điều hành giao dịch, cũng như để đối phó với nạn lừa đảo, ăn cắp bản quyền, sở hữu trí tuệ,… xảy ra trên mạng thì cần sớm xây dựng luật thương mại điện tử.

- Xây dựng bộ mã thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code):

Chính phủ trợ giúp tích cực cho việc phát triển và áp dụng một bộ mã thương mại thống nhất, và việc hài hoà các quy tắc và các thủ tục thương mại trên bình diện quốc tế có tính tới các chính sách quốc gia.

Cần phải có các tiêu chuẩn cho mã thương mại và hoạt động thương mại để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả trong khu vực và với các nơi khác trên thế giới. Nếu thiếu tiêu chuẩn thì có thể sẽ phát sinh hỗn loạn, vô hiệu quả, và các chi phí không cần thiết, nhất là trong thương mại quốc tế.

- Bảo vệ sở hữu trí tuệ:

Kinh doanh trên mạng Internet thường xuyên có những giao dịch mua bán hoặc nhượng quyền những sở hữu trí tuệ (intellectual property). Để những giao dịch này được tiến hành thì người bán phải biết chắc là những sở hữu trí tuệ của mình không bị đánh cắp hoặc người mua phải biết chắc rằng mình mua được những sản phẩm đáng tin cậy.

Do đó điều cần thiết là chính phủ phải xây dựng các điều luật thật rõ ràng và có hiệu quả về việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế và nhãn hiệu để tránh những sự sao chép và gian lận. Về mặt kỹ thuật thì việc mã hoá hiện nay có thể chống lại phần nào đó việc sao chép bất hợp pháp nhưng một khung pháp lý có hiệu quả là thật sự cần thiết để chống lại những kẻ gian lận, đánh cắp sở hữu trí tuệ của người khác.

Bên cạnh đó Chính phủ cần phải có những chương trình giáo dục sâu rộng trong quần chúng các thông tin cần thiết về sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ góp phần thành công trong việc triễn khai các điều luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ.

- Đảm bảo bí mật:

Để mọi người khi giao dịch thương mại điện tử được cảm thấy thoải mái, an toàn, bí mật cá nhân không bị xâm phạm thì vấn đề bảo mật thông tin là rất cần thiết. Chính phủ cần phải ban hành các luật về bảo vệ dữ liệu. Hiện nay do lo ngại về bảo mật, nhiều nước ban hành luật nhằm ngăn cản không cho thông tin được truyền gửi đến những nước không có luật cũng như phương tiện bảo vệ dữ liệu. Điều này dẫn đến tình huống là nếu ta không có luật về bảo vệ bí mật thông tin thì ta sẽ bị cô lập và thương mại điện tử không thể phát triển được.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)