Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP)

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 28)

Exchange Provider)

Là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet.

Hiện nay Công ty điện toán truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam là đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho các ISP, ICP đã được cấp giấy phép truy nhập Internet. VDC là doanh nghiệp có tầm quan trọng trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam với nhiều chức năng và nhiệm vụ:

- Tổ chức quản lý mạng VNN, bảo dưỡng các thiết bị và khai thác các dịch vụ Internet trên toàn mạng. Vận hành máy chủ sơ cấp và các máy chủ thứ cấp,

quản lý tên miền và địa chỉ, đề xuất việc mở thêm các địa chỉ máy chủ ở nước ngoài.

- Chủ trì, làm đầu mối đàm phán với các đối tác mở kênh Internet ra quốc tế.

- Làm đầu mối thanh toán quốc tế các dịch vụ Internet.

- Điều hành hoạt động mạng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về Internet.

Với Nghị định 55/2001/NĐ-CP dự đoán có thêm một vài IXP sẽ ra đời trong năm nay.

2.2.1.4.2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP – Internet Service Provider):

Là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Hiện nay Việt Nam đang có 5 nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là:

- Công ty VDC: bên cạnh chức năng là nhà cung cấp IXP, VDC còn là ISP và đồng thời là ICP. Tính đến tháng 7/2001 số lượng thuê bao của VDC vẫn chiếm ở mức cao nhất trong 5 nhà cung cấp (ISP) với tỉ lệ 57,24%.

- Công ty FPT: Tính đến tháng 7/2001 số lượng thuê bao của FPT khoảng hơn 33.000, chiếm 27,76% thị phần.

- Viện công nghệ thông tin (Netnam): tính đến tháng 7/2001 số lượng thuê bao của Netnam đạt 7300 thuê bao, chiếm 6,13% thị phần.

- Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SaigonNet): có sự tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2001, tính đến tháng 7/2001 mạng Saigonet có 11.000 thuê bao. Trung bình mỗi tháng có từ 800 đến 1000 thuê bao mới. Sự tăng trưởng này đã đưa thị phần của công ty từ 4% vào cuối năm 1999 lên 8,87% hiện nay.

- Công ty điện tử viễn thông quân đội (mạng Vietel): mạng này được Tổng cục Bưu điện cấp phép là ISP vào ngày 29/8/1998 nhưng cho đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động.

Biểu đồ 3: thị phần của các ISP ở Việt Nam

Netnam 6,13% Saigon Net8,87% FPT 27,76% VDC 57,24%

2.2.1.5. Một vài số liệu về kinh doanh Internet ở Việt Nam:

Theo thống kê của Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông (VNPT) tính đến cuối tháng 6/2001, số lượng thuê bao Intrenet ở nước ta đạt 132.874, trong đó có 150 thuê bao sử dụng đường truyền trực tiếp. Như vậy trong 3 năm từ 1997 đến 2000, tốc độ tăng số thuê bao Internet tại Việt Nam bình quân 260%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng chung của khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 38%/năm. Trung bình mỗi tháng ở Việt Nam có thêm 1.500 thuê bao Internet mới.

Bảng 7: Số người dùng Internet và tỉ lệ người dùng/số dân của Việt Nam Tháng Số người sử dụng Internet Dân số Tỉ lệ 06/2001 132.874 78.786.885 0,17% 05/2001 129.306 “ 0,16% 04/2001 125.307 “ 0,16% 03/2001 121.176 “ 0,15% 02/2001 114.733 “ 0,15% 01/2001 110.114 “ 0,14% 12/2000 103.751 “ 0,14% 11/2000 97.668 “ 0,13%

Về cơ cấu thuê bao Intrenet:so với năm 1999 hiện nay vẫn duy trì ở mức sau: Cơ quan hành chính sự ngiệp 3%, doanh nghiệp nhà nước 5%, doanh nghiệp tư nhân 16%, tổ chức nước ngoài 21%, cá nhân 55%. Trong thời gian tới, nhóm doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân hứa hẹn mức tăng trưởng rất cao và vẫn là khách hàng chính của các ISP.

Biểu đồ 4: Cơ cấu thuê bao

Nước ngoài 21% Cá nhân 55% Hành chính 3% DNTN 16% DNNN 5%

Biểu đồ 5: Miền trung 5% Miền Bắc 33% Miền Nam 62%

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)