Hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp lý

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 32)

Nhìn chung, nền kinh tế vẫn còn là “nông nghiệp lạc hậu”, nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn chưa hình thành, năng suất lao động còn thấp so với khu vực và thế giới, tỉ lệ hộ nghèo đói còn ở mức 18%, tỉ lệ thất nghiệp thực tế khá cao (khoảng 27% số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, gần 6% hoàn toàn thất nghiệp), chi phí dịch vụ các loại còn ở mức cao.

Do năng lực kinh tế thấp và cách làm kinh tế còn lạc hậu, hệ thống tiêu chuẩn theo đúng nghĩa vẫn chưa hình thành, hệ thống thông tin kinh tế quốc gia cũng không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, bản thân hệ thống này cũng

mâu thuẫn và không thống nhất, hệ thống mã quốc gia chưa có là điều gây trở ngại lớn cho việc chuyển sang một nền “kinh tế số hoá “.

Năng suất lao động thấp, tổ chức lao động lạc hậu, tỉ lệ thất nghiệp thực còn ở mức khá cao, chưa tạo ra động lực thực tế thúc đẩy tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời gian là các mục tiêu rất cơ bản của Thương mại điện tử.

Mức sống thấp không cho phép đông đảo dân chúng và đông đảo doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các phương tiện của nền “kinh tế số hoá”, người dân bình thường không đủ tiền để trang bị các phương tiện của thương mại điện tử và trả các phí dịch vụ thương mại điện tử.

Chưa hình thành hệ thống thanh toán tài chính tự động, tức là thiếu hẳn một trong những thành tố quan trọng nhất của thương mại điện tử, là thành tố không chỉ đảm bảo cho tính kinh tế, tính khả thi của thương mại điện tử. Việc xây dựng hệ thống này sẽ là một quá trình, vì còn phải khắc phục thói quen dùng tiền mặt của đa số dân chúng.

Chưa hình thành và thực thi được việc tiêu chuẩn hoá toàn bộ nền kinh tế (mã hoá và tiêu chuẩn hoá toàn bộ các doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ). Đa số hàng hoá vẫn còn trao đổi theo mẫu và theo quan sát trực tiếp, chưa nói đến thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới (liên quan đến thương mại điện tử ). Riêng mã số, mã vạch tới nay mới thể hiện trên khoảng 10% sản phẩm bán lẻ lưu thông trên thị trường và theo dự kiến sau 5 năm nữa mới đạt tỉ lệ 80%.

Thiếu một chiến lược mã quốc gia là cơ sở phát triển công nghệ mã hoá phục vụ cho mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin.

Hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hàng loạt vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử chưa được đề cập đến trong Luật Thương mại, Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Hình sự, … trong đó có các vấn đề như giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử,….

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 32)