Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 31)

Hiện nay ở các nước thuộc APEC (Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) cứ 100 người dân có 15 thuê bao Internet trong khi đó ở nước ta là 0,17. Mặc dù các nước APEC chưa phải là những nước có tỉ lệ sử dụng Intrenet cao nhất trên thế giới nhưng so với ta khoảng cách đã chênh 90 lần. Năm 1993 số người sử dụng internet trên thế giới là 1 triệu người, năm 2000 là 400 triệu người, dự báo năm 2005 là 1,7 tỷ còn năm 2010 khoảng 3-4 tỉ người sẽ tiếp cận và sử dụng Internet. Ở nước ta theo chủ trương của Bộ Chính Trị trong chiến lược phát triển Công nghệ thông tin thì đến năm 2010 phấn đấu đưa tỉ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt mức trung bình của thế giới. Một cách tính giản đơn, lúc đó dân số khoảng 80-100 triệu người thì phải phấn đấu có 40-50 triệu người sử dụng Internet. Quả là một thách thức không nhỏ vì ở nước ta khoảng 1 triệu máy tính hiện có chức năng chủ yếu là đánh máy chữ, dùng làm máy fax, chơi trò chơi,… Còn về thuê bao Internet đến tháng 6/2001 có 132.874 thuê bao Internet, phấn đấu đến hết năm 2001 đạt 170.000 thuê bao. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay đến năm 2010 chúng ta chỉ có thể đạt 1 triệu thuê bao Internet. Tỉ lệ phát triển Internet ở nước ta trong mấy năm qua là rất đáng tự hào nhưng vẫn rất nhỏ nhoi và khiêm tốn. Để phát triển theo kịp với mức trung bình của thế giới chúng ta cần phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa phải gấp 30 đến 40 lần mức phát triển hiện nay thì ta mới đạt được mức trung bình của thế giới.

2.2.2.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực:

Lực lượng chuyên gia tin học của Việt Nam hiện nay có thể phân thành 4 nhóm:

- Các chuyên gia kiến thức cao được đào tạo ở nước ngoài, hoặc các nhà toán học chuyển hướng sang tin học. Theo thống kê số này khoảng 15.000 người.

- Các cán bộ được đào tạo từ khoa tin học của các trường đại học, mỗi năm ra trường sắp sỉ 1.000 người. Theo đánnh giá của hội tin học Việt Nam, trong vài năm gần đây, các sinh viên chuyên ngành tin học khi tốt nghiệp ra trường đã có trình độ khá cao.

- Một lực lượng đông đảo thanh niên đã qua đào tạo tin học trong khi học phổ thông và đại học hoặc đào tạo tại các trường, trung tâm tin học trong toàn quốc. Số này ước tính vài chục ngàn người.

- Ngoài ra cần tính tới đội ngũ Việt Kiều làm tin học, theo thống kê chưa đầy đủ có tới 50.000 người. Lực lượng này được các nước đánh giá là giỏi, nhiều người có trình độ rất cao, một số người là chuyên gia đầu ngành của các tổ chức tin học thế giới. Đa số họ bày tỏ nguyện vọng muốn đóng góp trí tuệ cho đất nước.

Vẫn còn khoảng cách lớn giữa việc “biết đến” máy vi tính và các ứng dụng của công nghệ thông tin với khả năng “ứng dụng thực” các phương tiện đó, đặc biệt là ứng dụng Internet/Web. Ở nhiều cơ quan và doanh nghiệp, nhiều cán bộ nhân viên chưa từng dùng máy vi tính, những người được coi là biết sử dụng máy thực tế chỉ mới làm được việc soạn thảo văn bản. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào mục đích quản lý và kinh doanh nói chung còn rất thấp, thậm chí chưa có. Tỉ lệ người sử dụng Internet trên 100 người dân mới đạt 1,5% (bằng 1/10 Brunây), cả nước chỉ có công ty VDC là nhà cung cấp duy nhất đầu vào mạng (IXP) và 5 nhà cung cấp dịch vụ (ISP) so với 16 ISP ở Thái Lan và 120 ở Philippine. Một số cơ quan đã nối vào mạng Internet nhưng hiệu quả sử dụng rất kém (một phần do chưa có kỹ năng sử dụng và do trình độ Anh ngữ còn quá yếu so với yêu cầu của việc khai thác thông tin trên Internet).

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 31)