Tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 34)

Phần trên là tình hình chung về ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Để tìm hiểu ứng dụng này trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành tôi làm một cuộc khảo sát nhỏ thông qua thư điện tử (e-mail) và điện thoại ở 100 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên cả nước (xem mẫu khảo sát ở phần Phụ lục 1). Sau đây là kết quả: Tỉ lệ các doanh nghiệp lữ hành sử dụng Internet: 42%

Tỉ lệ các doanh nghiệp lữ hành có website riêng: 24% (xem phụ lục 2)

Tỉ lệ các doanh nghiệp lữ hành tham gia quảng cáo trên mạng Internet: 17% (xem phụ lục 3)

Trong số 42 doanh nghiệp sử dụng Internet thì tỉ lệ sử dụng các dịch vụ Internet trong doanh nghiệp là:

Bảng 8:

Thư điện tử (e-mail) 100% Truy cập thông tin (www) 100% Nhóm thảo luận - Truyền tập tin 10%

Hội thoại -

Doanh nghiệp khai thác các thông tin trên Internet:

Bảng 9:

Thông tin về chính sách của nhà nước 22% Thông tin ngành 63% Thông tin về đối thủ cạnh tranh 56% Thông tin về các tuyến điểm du lịch 67% Thông tin về các dịch vụ ở các địa phươngï 12% Thông tin văn hoá, giáo dục 19% Tỉ lệ các Website có:

Bảng 10:

Mẫu đăng ký chương trình tour, khách sạn, dịch

vụ,… 30%

Thanh toán trực tuyến (Payment online) - Công cụ dò tìm thông tin 10% Website đơn giản, chỉ cung cấp thông tin. 60%

Mục đích của doanh nghiệp khi kinh doanh, tiếp thị trên mạng Internet:

Bảng 11:

Giới thiệu dịch vụ 78% Tìm kiếm các đối tác, cơ hội kinh doanh 70% Cung cấp thông tin cho các đối tác 36% Bán dịch vụ qua mạng Internet 23%

Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp đối với Thương mại điện tử:

Bảng 12:

Hoàn toàn chưa biết 6% Biết nhưng chưa hiểu rõ 40% Biết nhưng không quan tâm 21% Biết và quan tâm đến 33%

Qua bảng số liệu trên ta thấy các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam rất quan tâm đến ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh và có xu hướng từng bước thực hiện thương mại điện tử. Có được kết quả này một phần cũng nhờ vào việc Tổng cục du lịch Việt Nam đã hai lần kết hợp cùng Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) tổ chức hội thảo về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch”. Lần 1 tổ chức vào tháng 7/2000 tại Đà Nẵng và lần 2 tổ chức vào tháng 8/2001 tại TP.HCM.

2.3. Kết luận chương 2

- Thương mại điện tử đang tăng trưởng nhanh về quy mô và phát triển mạnh về chiều sâu trên bình diện toàn cầu. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành đang phát triển rất mạnh mẽ.

- Thương mại điện tử đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển phải nhanh chóng ứng dụng thương mại điện tử nhằm tránh nguy cơ bị cô lập hoàn toàn khi đa số các nước phát triển khác đều sử dụng phương thức này trong hoạt động thương mại song phương và đa phương.

- Ứng dụng Thương mại điện tử vào kinh doanh lữ hành ở Việt Nam hiện đang gặp phải nhiều khó khăn về thói quen mua bán của người dân, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin thấp, thiếu hệ thống thanh toán điện tử tự động, thiếu an toàn bảo mật. Chính phủ và các doanh nghiệp còn khá e dè, thận trọng khi tham gia thương mại điện tử. Ngoài ra tỉ lệ người sử dụng Internet còn thấp (0,17%), trình độ tiếng Anh ở các doanh nghiệp còn yếu, lượng người sử dụng thẻ tín dụng còn ít. Tất cả những điều này là những trở ngại cho thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam.

- Để phát triển thương mại điện tử nói chung và ở lĩnh vực kinh doanh lữ hành nói riêng thì Việt Nam cần giải quyết một số vấn đề:

o Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

o Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý.

o Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng hoặc chưa biết những lợi ích và tầm quan trọng khi tham gia thương mại điện tử.

Phần 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH LỮ HAØNH Ở VIỆT NAM

3.1. Quan điểm phát triển

Đảng và nhà nước đã nhận thấy rõ vai trò quan trọng và yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, phát triển thương mại điện tử. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Công sản Việt Nam, phần IV – Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nêu rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức…”.

“Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, hàng không, hàng hải và các loại hình vận tải khác, bưu chính – viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn, pháp lý, thông tin thị trường. Sớm phổ cập sử dụng tin học và Internet trong nền kinh tế và đời sống xã hội”.

Có thể thấy rõ rằng, Thương mại điện tử là một phương thức hoạt động trên quy mô rộng lớn tầm quốc gia và quốc tế, có tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một thành tố của nền kinh tế tri thức, nó vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với Việt Nam. Chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội nhưng đồng thời cũng không được nóng vội, phi thực tế trong phát triển thương mại điện tử. Các đòi hỏi của thương mại điện tử về môi trường pháp lý, về an toàn, bảo mật cần được ưu tiên đáp ứng.

Hiện nay có hai quan điểm về phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam:

- Thứ nhất: chỉ nên phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam khi đã xây dựng hoàn chỉnh hành lang pháp lý

- Thứ hai: vừa xây dựng Thương mại điện tử vừa hoàn thiện mọi mặt liên quan.

Theo tôi Việt Nam nên phát triển thương mại điện tử trên quan điểm vừa xây dựng vừa hoàn thiện các mặt liên quan. Vì nếu chúng ta chậm chân trong phát triển Thương mại điện tử thì sẽ bị tụt hậu trước đà phát triển nền kinh tế tri thức của nhân loại trong giai đoạn hiện nay.

Nếu cứ chờ có Luật Thương mại điện tử hoàn chỉnh rồi mới đầu tư thì đó là một sai lầm lớn trong nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức mọi thành tựu về khoa học công nghệ phải được nhanh chóng ứng dụng triển khai vào thực tiễn cuộc sống. Các quy định, luật liên quan phải ra đời kịp thời chứ không thể có trước quy trình công nghệ mới. Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính Trị thể hiện trong Chỉ thị 58-CT/TƯ ngày 17/10/2000 nêu rõ: “Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và phát triển Công nghệ thông tin theo phương châm năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển”.

3.2. Mục tiêu phát triển:

Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho Thương mại điện tử.

Mục tiêu đến năm 2005 Việt Nam sẽ tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu cần thiết để ứng dụng Thương mại điện tử trong nền kinh tế.

Từ đây đến năm 2005, Việt Nam sẽ:

- Nâng cấp hệ thống thông tin và truyền thông quốc gia.

- Giảm giá truy cập Internet ở mức thấp nhất có thể.

- Có chính sách và chương trình cụ thể trong việc nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho các bộ, ngành, doanh nghiệp.

- Bước đầu thử nghiệm hệ thống thanh toán liên ngân hàng, thanh toán qua mạng Internet.

- Phát triển các loại thẻ rút tiền điện tử.

- Thành lập các cơ quan chứng thực điện tử.

- Ban hành văn bản dưới luật về thương mại điện tử, chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Phấn đấu đến cuối năm 2005, Việt Nam sẽ có đa số các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử ở mức độ khác nhau và các cơ quan Chính phủ cũng như các địa phương sẽ áp dụng thương mại điện tử trong quản lý, điều hành công việc.

3.3. Các giải pháp

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô

- Tạo dựng một môi trường có tính hỗ trợ giúp cho thương mại điện tử mở rộng và phát triển.

- Kích hoạt thương mại điện tử thông qua các dự án thí điểm, trung tâm thí điểm và các thực nghiệm

3.3.1.1. Tạo dựng một môi trường có tính hỗ trợ giúp cho thương mại điện tử mở rộng và phát triển. tử mở rộng và phát triển.

3.3.1.1.1. Môi trường pháp lý:

Thương mại điện tử không chỉ là chuyện máy móc mà phải có các văn bản pháp luật liên quan để ở đó con người tiến hành thực hiện việc giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hoá, thông tin một cách đảm bảo, tin cậy và chính xác. Các cách thức, thuật ngữ về thanh toán điện tử, thuế, bảo vệ thông tin trên mạng, sở hữu

luật. Ở thương mại điện tử mọi giới hạn về không gian, thời gian, sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo không còn là hàng rào ngăn cản được các giao dịch trên mạng. Do vậy, để thống nhất trong điều hành giao dịch, cũng như để đối phó với nạn lừa đảo, ăn cắp bản quyền, sở hữu trí tuệ,… xảy ra trên mạng thì cần sớm xây dựng luật thương mại điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng bộ mã thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code):

Chính phủ trợ giúp tích cực cho việc phát triển và áp dụng một bộ mã thương mại thống nhất, và việc hài hoà các quy tắc và các thủ tục thương mại trên bình diện quốc tế có tính tới các chính sách quốc gia.

Cần phải có các tiêu chuẩn cho mã thương mại và hoạt động thương mại để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả trong khu vực và với các nơi khác trên thế giới. Nếu thiếu tiêu chuẩn thì có thể sẽ phát sinh hỗn loạn, vô hiệu quả, và các chi phí không cần thiết, nhất là trong thương mại quốc tế.

- Bảo vệ sở hữu trí tuệ:

Kinh doanh trên mạng Internet thường xuyên có những giao dịch mua bán hoặc nhượng quyền những sở hữu trí tuệ (intellectual property). Để những giao dịch này được tiến hành thì người bán phải biết chắc là những sở hữu trí tuệ của mình không bị đánh cắp hoặc người mua phải biết chắc rằng mình mua được những sản phẩm đáng tin cậy.

Do đó điều cần thiết là chính phủ phải xây dựng các điều luật thật rõ ràng và có hiệu quả về việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế và nhãn hiệu để tránh những sự sao chép và gian lận. Về mặt kỹ thuật thì việc mã hoá hiện nay có thể chống lại phần nào đó việc sao chép bất hợp pháp nhưng một khung pháp lý có hiệu quả là thật sự cần thiết để chống lại những kẻ gian lận, đánh cắp sở hữu trí tuệ của người khác.

Bên cạnh đó Chính phủ cần phải có những chương trình giáo dục sâu rộng trong quần chúng các thông tin cần thiết về sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ góp phần thành công trong việc triễn khai các điều luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ.

- Đảm bảo bí mật:

Để mọi người khi giao dịch thương mại điện tử được cảm thấy thoải mái, an toàn, bí mật cá nhân không bị xâm phạm thì vấn đề bảo mật thông tin là rất cần thiết. Chính phủ cần phải ban hành các luật về bảo vệ dữ liệu. Hiện nay do lo ngại về bảo mật, nhiều nước ban hành luật nhằm ngăn cản không cho thông tin được truyền gửi đến những nước không có luật cũng như phương tiện bảo vệ dữ liệu. Điều này dẫn đến tình huống là nếu ta không có luật về bảo vệ bí mật thông tin thì ta sẽ bị cô lập và thương mại điện tử không thể phát triển được.

3.3.1.1.2. Môi trường tài chính

Thuế

Thời gian qua các quốc gia đàm phán với nhau về việc giảm biểu thuế xuất nhập khẩu vì họ hiểu rằng quốc gia sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn từ mậu dịch tự do. Do đó trong xu hướng chung hiện nay, Internet cần phải được coi là một môi trường miễn thuế mỗi khi nó được sử dụng để giao sản phẩm hoặc dịch vụ. Internet thực sự là một phương tiện toàn cầu, và tất cả các quốc gia sẽ thu được lợi ích từ việc kinh doanh không bị cản trở thông qua phương tiện đó.

Cần tránh không đánh thêm bất cứ thứ thuế mới nào khác vào thương mại trên Internet.

Chính phủ cần phải đưa ra một quan điểm đơn giản và thống nhất về cách đánh thuế thương mại điện tử dựa trên các nguyên tắc tính thuế hiện hành.

Việc đánh thuế thương mại điện tử nên dựa trên những nguyên tắc:

- Không được cản trở giao dịch thương mại. Không nên có sự phân biệt đối xử cũng như những chính sách ưu đãi làm thay đổi quy trình giao dịch thương mại.

- Hệ thống thuế nên đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, hạn chế những sự phiền toái nặng nề.

Thanh toán điện tử

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống thanh toán điện tử, môi trường thương mại và công nghệ của thanh toán điện tử đang biến đổi nhanh chóng, gây khó khăn cho việc hình thành một chính sách vừa kịp thời vừa thích hợp. Vì vậy, các quy định, luật lệ cứng nhắc và mang tính thủ tục đều không phù hợp và có thể gây hại sau này. Trong giai đoạn này, Chính phủ từng bước đưa ra chính sách thanh toán điện tử thích hợp thông qua điều hành thử nghiệm thanh toán điện tử trong từng trường hợp một.

Bên cạnh đó cần phải có chủ trương, chính sách đổi mới, hiện đại hoá ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử. Các ngân hàng trong nước cần chuyển đổi từ mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng hiện đại có thể phục vụ được thương mại điện tử. Mô hình mới này đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải có trình độ tự động rất cao, cho phép thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến và an toàn trên mạng Internet.

3.3.1.1.3. Hạ tầng công nghệ thông tin

Muốn thực hiện được thương mại điện tử thì cần phải có một cơ sở tốt về hạ tầng công nghệ thông tin chủ yếu là hạ tầng cơ sở về Internet. Hiện nay băng thông của Internet Việt Nam quá nhỏ. Để đáp ứng yêu cầu của 130.000 thuê bao như hiện nay thì băng thông phải lớn ít nhất 3 lần. Vì băng thông nhỏ chờ đợi lâu nên

giá truy cập Internet ở Việt Nam đã đắt lại càng thêm đắt. Giá Internet ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực 4,5 lần.

Do đó Chính phủ cần phải xây dựng chính sách phát triển hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia với công nghệ hiện đại, băng thông rộng để hổ trợ các ứng dụng đa phương tiện, nhưng vẫn đảm bảo giá cước phù hợp với khả năng tài chính của đa số người sử dụng trong nước. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần phải tương thích với các nước khác trong khu vực để tạo điều kiện truy nhập dễ dàng cho tất cả các loại hình dịch vụ và hỗ trợ cho thương mại điện tử như đã ký trong hiệp định e-ASEAN vào tháng 11/2000.

3.3.1.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực:

Chính phủ cần phải có một chiến lược lâu dài về đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử. Đào tạo vừa phải theo chiều sâu để tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng làm chủ công nghệ, có khả năng sáng tạo để xây dựng một

Một phần của tài liệu phát triển thương mại điện tử ecommerce trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành ở việt nam (Trang 34)