ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 69)

VCB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ

Bảng 12. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu Đvt Năm

2009 2010 2011

1. Vốn huy động Tỷ đồng 642 723 899

2. Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 1,543 2,041 2,346

3. Doanh số cho vay ngắn hạn Tỷ đồng 5,518 7,257 7,840 4. Doanh số thu nợ ngắn hạn Tỷ đồng 5,333 7,300 7,508 5. Tổng dư nợ ngắn hạn Tỷ đồng 1,190 1,147 1,479 6. Tổng nợ xấu ngắn hạn Tỷ đồng 7.14 4.58 7.39 7. Vốn huy động/tổng nguồn vốn (1)/(2) % 41.607 35.423 38.321 8. Nợ xấu/tổng dư nợ (7)/(6) % 0.6 0.399 0.499 9. Hệ số thu nợ (4)/(3) % 96.647 100.592 95.765

10. Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động (6)/(1) Lần 1.854 1.586 1.645

- Vốn huy động/tổng nguồn vốn

Vốn huy động rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay” thì vốn huy động phải chiếm từ 80% trở lên trên tổng nguồn vốn. Qua bảng phân tích ta thấy tình hình huy động vốn từ tiền gửi của ngân hàng còn hạn chế, một phần cũng do dân cư trong tỉnh còn nghèo đa số lại có nhu cầu về vốn nhiều hơn là đầu tư vào ngân hàng, điều này cho thấy Chi nhánh còn lệ thuộc vào nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương. Sự lệ thuộc này là do nhu cầu phát sinh vay vốn của các đối tượng trong nền kinh tế quá lớn, trong khi nguồn tiền Chi nhánh huy động thì không đủ đáp ứng. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng năm 2009 là 41.607%, sang năm 2010 là 35.423%, và đến năm 2011 con số này là 38.321%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Chi nhánh VCB Sóc Trăng cần cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn như tăng cường quảng cáo, tiền gửi có thưởng, thông tin cho khách hàng biết từng loại hình tiền gửi để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư, hạ thấp vốn vay từ Ngân hàng Trung ương thì lợi nhuận sẽ mang lại cao hơn.

- Nợ xấu/tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó cũng nói lên chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này

Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng vốn thực tế của Chi nhánh đạt hiệu quả cao. Năm 2009 là 0.6%, sang năm 2010 là 0.399%, đến năm 2011 chỉ số này tăng nẹ lên 0.499% Chỉ số này qua 3 năm khá thấp, chứng tỏ rủi ro tín dụng của Chi nhánh được giảm rất nhiều và chất lượng tín dụng cũng được nâng cao.

- Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009, hệ số thu nợ là 96.647%, năm 2010 tăng lên ở mức 100.592%, tăng 3.945% với năm 2009, sang năm 2011 hệ số thu nợ giãm nhẹ còn 95.765% . Nhìn chung, công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, tuy nhiên để công tác thu nợ được tốt đòi hỏi cần phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đem lại lợi nhuận tối đa đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

- Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động

Nhìn vào tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ trong bảng 9, ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng đang có xu hướng giảm xuống được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2009 bình quân 0,96 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2010 tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã giảm xuống, cứ 1,28 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, đến năm 2011 tỷ lệ này càng giảm xuống, cứ 1,36 đồng dư nợ thì mới có 1 đồng vốn huy động tham gia.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 69)