Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 65)

Sự thất thoát vốn trong kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của Ngân hàng, có nhiều nguyên nhân đưa đến việc thu hồi nợ không đúng hạn hoặc thu không được nợ, từ đó dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Rủi ro hoạt động của Ngân hàng thì rất rộng nhưng phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro trong tín dụng ngắn hạn.

Qua bảng 3 cho thấy nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh đã và đang giảm xuống rõ rệt. Năm 2009 số nợ xấu là 2,63 tỷ đồng, đến năm 2010 nợ xấu này giảm 5,7% tức giảm 0,15 tỷ về số tuyệt đối. Năm 2011 nợ xấu giảm 4,84%, tức giảm 0,12 tỷ so với năm 2010. Tình hình nợ xấu giảm đã nói lên công tác thu hồi nợ của Chi nhánh được thực hiện rất hiệu quả, điều này chẳng những giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro trong hoạt động của mình mà còn giúp cho Chi nhánh phát triển vững chắc hơn.

a. Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 10. TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ% Tập thể 4.39 3.11 4.9 -1.28 -29.157 1.79 57.556 DNTN và Cá thể 2.50 1.3 2.1 -1.2 -48 0.8 61.538 Khác 0.25 0.17 0.39 -0,08 -32 0.22 129.411 Tổng cộng 7.14 4.58 7.39 -2.56 -35.854 2.81 61.354 Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn VCB Sóc Trăng)

Nhìn vào bảng tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ta thấy nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh giãm trong năm 2010 nhưng lại tăng khi sang năm 2011. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đã xảy ra một cuộc khủng hỏang kinh tế làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng sản xuất khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ dẫn đến việc chi trả nợ vay ngân hàng không cao và nợ xấu tăng lên. Ngân hàng cũng cần đặc biệt chú ý đến thành phần cá thể và doanh nghiệp tư nhân, bởi vì so với tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ nợ xấu của thành phần này khá cao và ngân hàng phải chú ý để tránh có những sai sót xảy ra.

b. Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 11. TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ%

Nông nghiệp, Thủy

sản và Chế biến 6.2 3.41 5.84 -2.79 -45 2.43 71.261 Xây dựng và Bất

động sản 0.55 0.95 1.2 0.4 72.727 0.25 26.316

TMDV và ngành

(Nguồn: Phòng nguồn vốn VCB Sóc Trăng)

Biểu đồ 12. Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Nhìn vào biểu đồ hình ta thấy tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của Chi nhánh không ổn định qua các năm. Đặc biệt đối với ngành xây dựng và bất động sản thì tình hình nợ xấu đã tăng trong tất cả các năm.

- Ngành thương mại dịch vụ

Tình hình nợ xấu trong năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009, từ 0.39 tỷ năm 2009 giảm xuống còn 0,22 tỷ năm 2010, tức giảm đến 43.589%. Năm 2011 nợ xấu ở ngành này tăng lên 0,13 tỷ so với năm 2010.

- Ngành xây dựng và bất động sản

Nợ xấu trong ngành này tăng đều qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 0.55 tỷ đồng. Sang năm 2010 con số này đã tăng lên 0.95 tỷ đồng, có nghĩa là tăng đến 72.727% so với năm 2009. Năm 2011 tình hình vẫn không tiến triển khi nợ xấu tăng thêm 0.25 tỷ và đạt mức 1.2 tỷ đồng. Chi nhánh cần có biện pháp xử lý nợ xấu của nhóm ngành này để tránh tổn thất cho ngân hàng.

- Nông nghiệp, thủy sản và chế biến

Đối với nhóm ngành này thì tỷ lệ nợ xấu khả quan nhất vào năm 2010 khi đạt mức 3.41 tỷ đồng, giãm 45% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng 2.43 tỷ đồng so với năm 2010 và giữ mở mức 5.84 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w