4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VCB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG SÓC TRĂNG
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Chi nhánh VCB Sóc Trăng đã thu hút ngày càng đông khách hàng đến quan hệ gửi tiền cũng như vay vốn. Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế… bằng nhiều hình thức huy động như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm trong dân cư, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau. Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên là phải tạo ra được nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc đầu tư và mở rộng tín dụng nhằm đa phương hóa đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành.
Ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển. Nhưng để chủ động trong cho vay thì Ngân hàng phải coi trọng vốn tự huy động tức phải coi trọng công tác huy động vốn. Ngân
BẢNG 2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA BA NĂM
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ% 1. Vốn huy động 642 723 899 81 12.617 176 24.343 2. Vốn điều chuyển 787 712 824 -75 -9.529 112 15.730 3. Vốn khác 114 606 62 3 492 431.580 17 2.805 Tổng nguồn vốn 1543 2041 2346 498 32.271 305 14.944
(Nguồn:Phòng Nguồn vốn VCB Sóc Trăng)
hàng huy động được nhiều vốn thì sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời giảm phần nào chi phí của việc sử dụng vốn do cấp trên chuyển xuống. Từ dó cũng làm giảm gánh nặng cũng như áp lực đối với chi nhánh cấp trên. Qua bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguồn vốn năm 2010 tăng 498 tỷ so với năm 2009 tương đương tăng 32.271%, nguồn vốn năm 2011 tăng 305 tỷ so với năm 2010 tương đương tăng ở mức 14.944%. Nguồn vốn tăng là do vốn huy động và vốn ủy thác đều tăng. Cụ thể từng loại nguồn vốn như sau:
- Vốn huy động: nguồn vốn này Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỉ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định. Nhưng đồng thời Ngân hàng cũng có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho khách hàng khi đáo hạn. Trong năm 2010 nguồn vốn huy động cuối kỳ là 723 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35.430% trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung vốn huy động năm 2010 có tăng nhẹ, tăng 12.617% so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 899 tỷ tăng 176 tỷ về số tuyệt đối so với năm 2010, nguyên nhân là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn như điều chỉnh lãi suất bằng VND, có chính sách ưu đãi khách hàng…đồng thời thực hiện huy động theo các chương trình của Ngọai Thương Việt Nam như: huy động tiết kiệm dự thưởng, bậc thang, rút dần, ổ trứng vàng; phát hành giấy tờ có giá….nên nguồn vốn được ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế vay sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dích cơ cấu kinh tế địa phương.
- Vốn điều chuyển: Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động được phép sử dụng không đáp ứng đủ như cầu vốn cho vay tại Chi nhánh, khi đó Chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Vốn điều chuyển nhìn chung tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2009 vốn điều chuyển là 787 tỷ chiếm 51,004% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 712 tỷ, đến năm 2011 vốn điều chuyển tăng đáng kể 824 tỷ, chiếm tỷ trọng là 35.124% trong tổng nguồn vốn.
Nhìn chung, qua 3 năm công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn huy động bình quân đều tăng trưởng qua các năm và luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng cùng với việc người dân ý thức được ích lợi của việc đầu tư qua Ngân hàng. Tuy nhiên trên địa bàn hiện có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động vốn và lãi suất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động trong những năm tới, Chi nhánh cần có kế hoạch và những biện pháp huy động vốn hiệu quả hơn nữa để giữ được khách hàng truyển thống và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhằm tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế trong tỉnh, đồng thời tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.