Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 51)

Hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, phần thu chủ yếu của ngân hàng là từ cho vay ngắn hạn. Với mục tiêu là cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm gần đây, cho vay ngắn hạn diễn ra rất sôi nổi cùng với sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà, Chi nhánh VCB Sóc Trăng đã cung cấp một lượng vốn ngắn hạn rất lớn cho hầu hết các thành phần kinh tế như: Hợp tác xã, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và cá thể,...Nhờ chủ động tìm khách hàng, mở rộng khách hàng có chọn lọc, thực hiện đa dạng hoá khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, củng cố phát triển khách hàng truyền thống. Tình hình cho vay của Ngân hàng đã có những bước tiến triển rất khả quan.

a. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ% Tập thể 4,350.3 5,650 5,965 1299.7 29.876 315 5.575 Cá thể và tư nhân 1,115.2 1,561.8 1,818 446.6 40.046 256.2 16.404 Khác 53.50 45.20 57 -8.3 -15.514 11.8 26.106 Tổng cộng 5,519 7,257 7,840 1738 31.491 590 8.130

(Nguồn:Phòng Nguồn vốn VCB Sóc Trăng)

Qua bảng phân tích trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2010 tăng 1733 tỷ so với năm 2009, năm 2011

ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, doanh số cho vay lại không đồng đều ở các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau:

Biểu đồ5. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

- Đối với Tập thể

Ta thấy tình hình cho vay đối với thành phần kinh tế Tập thể chiếm tỷ trọng cao nhất không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu so với năm 2009, doanh số cho vay năm 2011 tăng 1,299.7 tỷ tương đương với 29.876%. Tiếp theo đà tăng đó thì mức tăng của năm 2011 so với 2010 là 315 tỷ đồng tương đương với 5.575%.

Nguyên nhân chính là do thành phần tập thể đã hình thành nhiều trên địa bàn Tỉnh, và hoạt động của nó cũng đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng cho kinh tế Tỉnh nhà những năm gần đây. Cho nên Chi nhánh cũng rất chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Thành phần kinh tế này thường xuyên có mối quan hệ với Ngân hàng và Ngân hàng thường xuyên tìm kiếm nhiều khách hàng mới khác để cho vay vì đây là những doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả cao trong Tỉnh.

- Cá thể và tư nhân:

Doanh số cho vay của Cá thể và Tư nhân cũng chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 1,115.2 tỷ chiếm tỷ trọng 27,89%/tổng doanh số cho vay. Năm 2010 doanh số cho vay tăng thêm được 446.6 tỷ tức tăng 40.046% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 21.531%/tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011 doanh số cho vay theo ngành

này đạt 1,818 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,188%/tổng doanh số cho vay. Doanh số này tăng 256.2 tỷ về mặt giá trị và tăng 16.404% về số tương đối so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do thành phần Cá thể và tư nhân hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng cho kinh tế Tỉnh nhà những năm gần đây. Cho nên Chi nhánh cũng rất chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này.

Các doanh nghiệp tư nhân là những khách hàng kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua đã tạo được uy tín với Ngân hàng , với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đặc biệt thích hợp với đặc thù kinh tế của Tỉnh. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân quản;ý đồng vốn chặt chẽ và tỏ ra khá hiệu quả trong họat động kinh doanh . Cũng chính vì thế, khi Chi nhánh chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại theo phương hướng “mở rộng tín dụng và đa dạng hóa khách hàng” thì đây là thành phần kinh tế mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm khuyến khích, nó vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn kinh doanh, vừa phù hợp đặc thù kinh tế của Tỉnh nhà.

Đối với thành phần kinh tế cá thể Ngân hàng cũng đang chú trọng mở rộng cho vay đây là lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các tuyến huyện. Việc đầu tư cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, chăn nuôi ở các huyện như: Vĩnh Châu, Long Phú, Ngã Năm,..., theo hướng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh có hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn. Bên cạnh đó, Chi nhánh VCB Sóc Trăng cũng cho vay phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản ở các huyện ven biển như: Trần Đề, Long Phú nhất là nuôi tôm, nuôi tôm sú giống với quy mô vừa và nhỏ đạt hiệu quả khá cao. Ngoài ra Chi nhánh còn cho vay kinh tế gia đình như tạp hoá, quán cà phê,…Đây cũng là những mô hình kinh tế hiệu quả mà hiện tại Chi nhánh cũng khuyến khích cho vay loại thành phần kinh tế này.

- Khác:

Qua đồ thị cho thấy đây là thành phần kinh tế có doanh số cho vay thấp nhất và không ổn định qua các năm. Nếu năm 2009 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 53.50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.969% trên tổng doanh số cho vay thì sang đến năm 2010 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế khác đã giãm 15.514% xuống còn 45.20 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 doanh số này đã

đột ngột tăng lên 57 tỷ đồng, so với năm 2010 thì tăng 11.8 tỷ đồng tương đương với 16.106%.

Sở dĩ doanh số cho vay ở thành phẩn kinh tế khác không cao và không ổn định qua các năm là do số lượng thành phần kinh tế này thấp, cộng với họ không có nhu cầu về vốn hoặc nhu cầu về vốn của họ không nhiều. Nhìn chung ngân hàng cũng ít chú trọng vào thành phần kinh tế này.

Nhìn chung, trong thời gian ngắn thực hiện chức năng kinh doanh tổng hợp, việc cấp phát vốn cho các đơn vị theo kế hoạch Nhà nước của Chi nhánh đang được giảm dần, Chi nhánh còn đáp ứng nhu cầu cấp bách và bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cá thể thông qua tín dụng ngắn hạn, góp phần tích cực phục vụ đầu tư phát triển cho Tỉnh nhà. Tuy nhiên khối lượng tín dụng chưa đều nhau giữa các thành phần kinh tế. Vì thế, Chi nhánh VCB Sóc Trăng cũng cần có biện pháp cân bằng các thành phần kinh tế trong cho vay nhằm tạo thế ổn định cho mình.

b. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 5. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Ngành kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ%

Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và Chế biến 4,250 5,169 5,553 919 21.623 384 7.428 Xạy dựng và bất động sản 348 955 1,050 607 174.425 95 9.947 Thương nghiệp, dịch vụ, khác 920 1,133 1,237 213 23.152 104 9.179 Tổng cộng 5,518 7,257 7,840 1,739 35.515 583 8.033 Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn VCB Sóc Trăng)

- Thương mại và dịch vụ

Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành thương mại và dịch vụ có vị trí rất quan trọng. Giá trị của ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia phát triển. Vì vậy phát triển việc phát triển ngành này là một ưu tiên để từng bước đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Chi nhánh VCB Sóc Trăng, trong những năm qua đã đẩy mạnh công tác cho vay đối với ngành nghề này. Ngành thương mại và dịch vụ ở tỉnh Sóc Trăng bao gồm nhiều đối tượng như các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, vựa gỗ, các doanh nghiệp kinh doanh trang trí nội thất, kinh doanh thiết bị điện tử, xe máy, buôn bán tạp hóa,...

Nhìn chung, doanh số cho vay theo ngành này tăng đều qua 3 năm, với tỷ lệ tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh. Năm 2009 doanh số cho vay theo ngành này là 920 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16.673 tổng doanh số cho vay. Năm 2010 doanh số cho vay là 1,133 tỷ đồng, tăng 213 tỷ hay tăng 23.152% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay theo ngành này lại tiếp tục tăng thêm 104 tỷ tức đạt 1,237 tỷ đồng. Doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ trong năm 2011 này tăng 9.179% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 15.778%/tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy đây là ngành khá quan trọng đối với Chi nhánh, là đối đượng đầu tư lớn của Chi nhánh. Doanh số cho vay tăng là do ngành thương mại

thường tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá rộng ở Sóc Trăng. Nhu cầu vay vốn ở ngành này tăng là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.

Ngoài ra, Chi nhánh VCB Sóc Trăng còn cho vay các đối tượng khác như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên, chiết khấu giấy tờ có giá,... cũng đã và đang tăng trưởng trong những năm qua và góp phần tạo nguồn thu không nhỏ cho Chi nhánh.

- Xây dựng và Bất động sản:

Đứng vị trí thứ ba về doanh số cho vay là ngành Xây dựng và Bất động sản. Doanh số cho vay ngành này đều tăng qua các năm đặc biệt tăng cao trong năm 2010 tăng đến 174.425% so với năm 2009. Trong năm 2009 doanh số cho vay ở ngành này là 348 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng thêm được 3607 tỷ, tương đương tăng 174.425%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008 có nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mọc lên trong Tỉnh nên nhu cầu về vốn cũng tăng lên. Mặt khác, đây cũng là giai đọan hòang kim của ngành Bất động sản với hàng lọat dự án lớn có nhu cầu vốn vay cao, Bên cạnh đó Chi nhánh còn cho vay phục vụ xây dựng ở khu công nghiệp, xây dựng các công trình trọng điểm của Tỉnh. Đến năm 2011 doanh số cho vay ở ngành này chỉ tăng nhẹ 95 tỷ tương đương 9.947% so với năm 2010

- Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và Chế biến

Đây là nhóm ngành có doanh số cho vay cao nhất, vượt trội và tăng đều qua các năm. Năm 2009, doanh số cho vay đối với nhóm ngành này là 4,250 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77.020% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Sang đến năm 2010 thì tăng 919 tỷ đồng tương đương với 21.623% so với năm 2009. Tiếp tục với đà tăng này thì sang đến năm 2011 mức doanh số cho vay ở nhóm ngành này đạt 5,553 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70.829 trên tổng doanh số cho vay.

Việc nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm cũng là điều rất dễ hiểu bởi vì Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp và lại có địa hình ven biển nên tập trung phát triển các ngành thủy sản và chế biến tập trung ở các huyện Trần Đề, Long phú... Cùng với thủy sản thì cac ngành nông nghiệp như: cải tạo vườn, chăn nuôi, cho vay xây dựng nhà ở,... cũng được chú trọng và tăng dần về doanh số cho vay qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 51)