Song song với doanh số cho vay thì thu nợ thể hiện quy mô hiệu quả tín dụng, trong đó còn phải xét đến dư nợ tín dụng mới có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động của Ngân hàng. Như vậy, dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, dư nợ nó thể hiện vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại được tại thời điểm báo cáo.
Bảng 8. TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tập thể 1,075 1,101 1,351 26 2.418 250 22.706 DNTN và Cá Thể 107 37.5 117 -69.5 -64.953 79.5 212 Khác 8 8.5 11 0.5 6.25 2.5 29.412 Tổng cộng 1,190 1,147 1,479 -43 -3.613 332 28.945
Biểu đồ 9. Tình Hình Dư Nợ Ngắn Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế
Qua bảng phân tích trên cho thấy dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng có tăng có giãm. Năm 2009 tổng dư nợ ngắn hạn đạt mức 1,190 tỷ đồng thì sang đến năm 2010 đã giảm nhẹ 3.613% xuống còn 1,147 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011 dư nợ đã tăng một cách đáng kể lên con số 1,479 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng tương đương với 28.945%/ tổng dư nợ so với năm 2010. Đây là kết quả của việc không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào thành phần kinh tế Tập thể.
- Tập thể là thành phần kinh tế có mức dư nợ luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Năm 2009 dư nợ là 1,075 tỷ, năm 2010 dư nợ là 1,101 tỷ, đến năm 2011 dư nợ tăng thêm được 250 tỷ và đạt mức 1,351 tỷ. Chủ yếu dư nợ tập trung vào các đơn vị có quan hệ lâu dài với Ngân hàng và dư nợ của khối ngành tập thể tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình kinh tế này tăng qua các năm. Mặt khác, đây loại hình kinh tế này đã và đang được Ngân hàng chú trọng, do hoạt động của loại hình này đạt hiệu quả kinh tế khá cao cùng với sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty nên nhu cầu sử dụng vay lớn.
- Cá thể và Tư nhân có dư nợ ngắn hạn không đều qua các năm, tuy nhiên thành phần này cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ. Cụ thể trong năm 2009 tổng dư nợ của thành phần này là 107 tỷ đồng, tuy nhiên sang đến năm 2010 thì đã có sự giãm mạnh xuống còn 37.5 tỷ đồng tương đương giãm 64.953% so với năm 2009. Tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần này chỉ được tăng trưởng ổn định khi sang năm 2011 đạt mức 117 tỷ đồng, tăng 79.5 tỷ đồng so với năm 2010.
- Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng tình hình dư nợ ngắn hạn của các thành phần khác luôn tăng đều qua các năm. Năm 2010 đạt mức 8.5 tỷ đồng, tăng 6.25% so với năm 2009. Tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này thì sang đến năm 2011 tổng dư nợ ngắn hạn của thành phần này đạt 11 tỷ đồng tương đương 0.744%/ tổng dư nợ ngắn hạn.
những yếu tố này đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực. Điều này thể hiện sự trưởng thành trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Bên cạnh đó, quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng trong những năm qua tiến triển tốt và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do gặp hạn chế về mạng lưới hoạt động nhân sự trong việc triển khai cho vay hộ sản xuất ở các huyện và việc cho vay chủ yếu tập trung ở lĩnh vực cho vay tập thể, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác mở rộng cho vay của Chi nhánh.
b. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Bảng 9. TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành kinh tế
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010 so 2009Số 2011 so 2010 tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ%
Nông nghiệp, Thủy
sản và Chế biến 936 879.5 1,157 -56.5 -6.036 277.5 32.552 Xây dựng và Bất động sản 32 52 54.2 20 62.5 2.2 4.231 TMDV và ngành khác 222 215.5 267.8 -6.5 -2.928 52.3 24.269 Tổng cộng 1,190 1,147 1,479 -43 -3.613 332 28.945
(Nguồn: Phòng nguồn vốn VCB Sóc Trăng)
Biểu đồ 10. Tình Hình Dư Nợ Ngắn Hạn Theo Nghành Kinh Tế
Giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tình hình dư nợ ngắn hạn trong ngành thương mại dịch vụ và một số ngành khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2009 dư nợ là 222 tỷ, năm 2010 dư nợ là 215.5 tỷ tức giãm nhẹ 2.928% về tỷ lệ. Năm 2011 dư nợ tăng lên 52.3 tỷ, đạt ở mức 267.8 tỷ tương đương tăng 24.269% so với năm 2010. Trong những năm qua ngành thương mại và dịch vụ liên tục phát triển trong địa bàn Tỉnh nới riêng và cả nước nói chung, đó là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều và đây là lĩnh vực đầy tiềm tăng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
- Xây dựng và Bất động sản
Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn, tuy nhiên nó lại là nhóm ngành duy nhất có tỷ lệ tăng trưởng đều trong tổng dư nợ ngắn hạn ở những năm qua. Dư nợ trong năm 2010 tăng 20 tỷ so với năm 2009, dư nợ năm 2011 tăng 2.2 tỷ so với năm 2007. Dư nợ trong ngành này tăng là do do một số doanh nghiệp được tổ chức và sắp xếp lại sản xuất thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh.
- Nông nghiệp và thủy sản
Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên vì nhiều yếu tố nên sự tăng trưởng của nó trong 3 năm qua là không đều. Cụ thể trong năm 2009, dư nợ ngắn hạn của nhóm ngành này đạt 936 tỷ trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn, thì sang đến năm 2010 lại đột ngột giãm 56.5 tỷ đồng xuống còn 879.5 tỷ đồng. Năm 2011 tình hình đã được cải thiện một cách khả quan khi tổng thu nợ ngắn hạn đã tăng lên 277.5 tỷ đồng tương đương 32.552% so với năm 2010 và đạt mức 1,157 tỷ đồng.