Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải chú trọng đến việc thu nợ làm sao để đảm bảo được nguồn vốn bỏ ra, thu hồi lại nhanh, tránh thất thoát. Do đó, công tác thu nợ được xem là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Nếu việc thu nợ tốt sẽ làm giảm được nợ quá hạn, góp phần làm giảm rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 6. TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ% Tập thể 4,151 5,624 5,715 1,473 35,485 91 1.618 Cá thể và tư nhân 1,125 1,631 1,738.5 506 44.978 107.5 6.591 Khác 57 44.70 54.50 -12.3 -21.579 9.8 21.924 Tổng cộng 5,333 7,300 7,508 1967 36.883 208 2.849 Trong những năm qua, công việc thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm đúng mức nên việc thu nợ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010 thu nợ đạt 7,300 tỷ tăng 1,967 tỷ so với năm 2009, tương đương tăng 36.883%. Sang năm 2011 doanh số thu nợ đạt ở mức 7,508 tỷ tăng 208 tỷ so với năm 2010. Kết quả qua 3 năm cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh ngày càng hiệu quả. Tình hình thu nợ được thực hiện tốt như vậy là do cán bộ của ngân hàng đã không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý tín dụng các xã, huyện trong việc thu hồi nợ nhắm đến mục tiêu chung là thu hồi nợ đạt kế hoạch mà chi nhánh đặt ra.
Để thấy được hiệu quả thu nợ của Ngân hàng, chúng ta đi vào phân tích theo từng chỉ tiêu cụ thể.
- Tập thể
Thu nợ từ thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Năm 2009 thu nợ ở ngành này đạt 4,151 tỷ, năm 2010 đạt 5,624 tỷ tăng 1,473 tỷ so với năm 2009. Năm 2011 thu nợ tăng nhẹ thêm được 91 tỷ tương đương tăng 1.618% so với năm 2010. Thu nợ ở ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nợ ngắn hạn, năm 2009 chiếm tỷ trọng 77.836%, năm 2010 chiếm 77.041%, năm 2011 chiếm 76.118% so với tổng thu nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là trong các năm doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này khá cao do Chi nhánh đang chú trọng cho vay trong ngành nghề và đây là những ngành nghề hoạt động có hiệu quả cao nên công tác thu nợ cũng khá dễ dàng. - Doanh nghiệp tư nhân và cá thể
Công tác thu nợ trong 2 loại hình kinh tế này cũng tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nợ qua các năm. Năm 2009 thu nợ ở ngành nghề này đạt 1,125 tỷ, chiếm tỷ trọng 21.095%. Năm 2010 thu nợ tăng thêm được 506 tỷ so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 23.342%. Đến năm 2011 thư nợ đạt 1738.5 tỷ chiếm tỷ trọng 23.155%, tăng 107.5 tỷ so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh điều chỉnh lãi suất cho vay giảm làm cho khách hàng đảo nợ, vốn vay với lãi suất thấp hơn. Mặt khác, một số doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh gia đình kinh doanh có hiệu quả trả nợ vay tốt. Doanh số thu nợ qua các năm đều tăng và tỷ trọng thu nợ của nó trong tổng doanh số thu nợ cũng tăng theo. Hầu như tư nhân và cá thể chỉ có nhu cầu vay ngắn hạn, nên công tác thu nợ cũng đạt hiệu quả nhanh chóng.
- Khác
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình thu nợ ở thành phần kinh tế này không ổn định qua các năm. Năm 2009 thu nợ đạt 57 tỷ, năm 2010 thu nợ giảm 12.3 tỷ đồng tương đương 21.579% . Đến năm 2011 thu nợ được tăng thêm 9.8 tỷ đồng và đạt ở mức 54.50 tỷ. Nguyên nhân là do trong những năm qua doanh số cho vay ở khối ngành này giảm dần và chiểm tỷ trọng nhỏ, đặc biệt năm 2010 doanh số cho vay đối với ngành này giãm mạnh nên tình hình thu nợ cũng giãm theo.
b. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 7. TÌNH HÌNH THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành kinh tế Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ%
Nông nghiệp, Lâm nghiện, Thủy sản và Chế biến 4,287.8 5,225.5 5,275.5 937.7 21.869 50 0.956 Xây dựng và Bất động sản 325 935 1047.8 610 187.692 112.8 12.064 TMDV và các ngành khác 720.2 1,139.5 1,184.7 419.3 58.220 45.2 3.967 Tổng cộng 5,333 7,300 7.508 1967 36.883 208 2.849
(Nguồn: Phòng nguồn vốn VCB Sóc Trăng)
- Thương mại và dịch vụ
Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành thương mại dịch vụ vcà các ngành khác chiếm tỷ trọng lớn và cũng đạt hiệu quả rất cao. Tình hình thu nợ đối với ngành này tăng rất nhanh qua các năm, năm 2009 thu nợ ở ngành này là 720.2 tỷ đồng, năm 2010 thu nợ là 1,139.5 tỷ đồng tăng 58.220% so với năm 2009. Đến năm 2011 tình hình thu nợ tiếp tục tăng trưởng nhẹ, thu nợ đạt 1184.7 tỷ, tức tăng 45.2 tỷ về số tuyệt đối và tăng 3.967% về tỷ lệ so với năm 2010. Nguyên nhân của công tác thu nợ đạt hiệu quả cao là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay theo ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn. Mặt khác ngành thương mại dịch vụ hoạt động ngày càng có hiệu quả nên việc trả nợ vay cũng được thực hiện rất nghiêm túc.
- Ngành Xây dựng và Bất động sản
Công tác thu hồi nợ đối với nhóm ngành này cũng có sự tăng trưởng rất tốt và đồng đều qua các năm. Năm 2009 doanh số thu nợ đối với nhóm ngành này đạt 325 tỷ đồng chiếm 6.094%/ tổng thu nợ ngắn hạn. Đến năm 2010 đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong công tác thu nợ ngắn hạn và đạt mức 935 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 187.692% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là do doanh số cho vay của nhóm ngành này cùng năm khá cao cộng với việc đây thời điểm các công ty Bất động sản làm ăn khắm khá nên có khả năng thu hồi nợ cao. Sang đến năm 2011 mặc dù ảnh hưởng của
nhiều yếu tố tuy nhiên mức thu hổi nợ của nhóm ngành này vẫn tăng trưởng khá cao đạt mức 1047.8 tỷ đồng.
- Nông nghiệp, thủy sản và Chế biến:
Đây là nhóm ngành luôn có tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nợ ngắn hạn của VCB Sóc Trăng. Năm 2009, con số thu nợ của nhóm ngành này đạt cực cao 4,287.8 tỷ đồng tương đương với 80.401%/ tổng thu nợ ngắn hạn. Đến năm 2010 khả năng thu nợ của nhóm ngành này tăng thêm 937.7 tỷ đồng tương đương với 21.869% so với năm 2009. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng không cao như năm 2010 nhưng đến năm 2011 vẫn đạt 5,275.5 tỷ đồng chiếm 70.265%/ tổng thu nợ ngắn hạn.
Sở dĩ khả năng thu nợ của nhóm ngành này luôn ở mức cao là do doanh số cho vay đối với nhóm ngành này luôn tăng trưởng ở mức ổn định và trong 3 năm qua thì công việc làm ăn của bà con thường đạt kết quả tốt.
Nhìn chung, việc thu nợ của Chi nhánh đạt kết quả khá cao, tăng trưởng qua từng năm. Đạt được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng từ lúc đánh giá lựa chọn khách hàng đến lúc cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải theo dõi chặt chẽ các khế ước vay vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Nếu đơn vị thật sự có khả năng trả nợ nhưng do chu kỳ kinh doanh dài hơn kế hoạch nên không thu hồi được vốn kịp thời thì cán bộ tín dụng linh hoạt cho đơn vị gia hạn nợ mà không chuyển sang nợ quá hạn. Chính nhờ phương pháp này Chi nhánh không những tạo cho khách hàng phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng tốt hơn.