PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 29)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập những thông tin cần thiết từ báo chí, những bài viết có liên quan và những văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của VCB chi nhánh Sóc Trăng qua ba năm 2009 đến 2011

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- So sánh số tương đối, tuyệt đối, tỷ lệ…

Ghi chú:

Y0 : chỉ tiêu năm trước

Y 1 : chỉ tiêu năm sau

∆Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh tuyệt đối này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối:

∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

%Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ VCB SÓC TRĂNG

3.1.1 Thông tin tổng quan về VCB Sóc Trăng

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank Of Foreign Trade Of Viet Nam

Tên gọi tắt: VCB

Địa chỉ: 25-27 Hai Bà Trưng, phường 1, TP Sóc Trăng. Website: www.vietcombank.com.vn

Email: ir@vietcombank.com.vn

3.1.2. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Sóc Trăng là một trong 79 Chi nhánh của NH Ngoại Thương Việt Nam hoạt động theo hướng hiện đại, trực thuộc NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 28 tháng 11 năm 2006 theo quyết định số 854/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của Hội Động Quản trị NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Tiền thân của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng là phòng giao dịch Sóc Trăng trực thuộc Chi nhánh NH Ngoại Thương Cần Thơ, được thành lập vào tháng 10 năm 1995. Thời điểm ban đầu với đội ngũ nhân sự hơn 10 người, phòng giao dịch Sóc Trăng chỉ được thực hiện một số chức năng được ngân Nhà Nước cho phép như: huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các tổ chức và cá nhân, thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, cấp phát tín dụng cho khách hàng cá nhân và thực hiện các ủy quyền của đơn vị chủ quản. Từ dư nợ đơn vị 27 tỷ đồng, huy động tiết kiệm 3 tỷ đồng trong năm 1997. Đến năm 2001, nhiều doanh nghiệp thủy hải sản trong tỉnh đặt quan hệ thường xuyên với NH Ngoại Thương Cần thơ thong qua phòng giao dich Sóc Trăng.

Trước tình hình khả quan đó, tháng 10 năm 2001 phàng giao dịch Sóc Trăng được nâng cấp thành Chi nhánh cấp II với tên gọi NH Ngoại Thương Cần

Trăng được thực hiện chức năng cấp phát tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng, doanh nghiệp. Khi các dịch vụ NH phát triển, Chi nhánh NH Ngoại Thương Sóc Trăng là đơn vị tiên phong trong việc phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng… đưa các dịch vụ hiện đại đến với người dân Sóc Trăng.

Thực hiện chỉ đạo của Thống Đốc NH Nhà Nước Việt Nam tại quyết định số 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/05/2005 quy định “Về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của NH thương mại”, trên cơ sở đánh giá năng lực kinh doanh của Chi nhánh và dự báo tiềm năng phát triển kinh tế địa phương, Hội đồng quản trị NH Ngoại Thương Việt Nam và NH Nhà Nước Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng thống nhất nâng cấp NH Ngoại Thương Cần Thơ – Chi nhánh cấp II Sóc Trăng thành Chi nhánh cấp I hoạt động độc lập kể từ tháng 12/2006, thành Chi nhánh cấp I hoạt động độc lập kể từ tháng 12/2006.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN3.2.1 Các phòng ban trực thuộc Vietcombank- Sóc Trăng 3.2.1 Các phòng ban trực thuộc Vietcombank- Sóc Trăng

Đến nay Vietcombank Sóc Trăng có 1 phòng giao dịch được 1 phòng giao dịch được nâng lên Chi nhánh cấp I là Vietcombank Trà Vinh, có 1 phòng giao dịch (phòng giao dịch Bạc Liêu), 7 phòng ban tại hội sở với tổng cán bộ công nhân viên là 80 người.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank- Sóc Trăng

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Vietcombank - Sóc Trăng (2009-2011) 3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban của Chi nhánh

3.2.2.1 Phòng quan hệ khách hàng

Là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ như: thẩm định dự án, ký hợp đồng phát vay, kiểm tra việc thực hiện vốn vay của khách hàng, thu nợ…

Thực hiện cho vay ký quỹ, mở bảo lãnh (L/C), marketing khách hàng các sản phẩm của vietcombank, chăm sóc khách hàng. Theo dõi các khoản tiền về đơn vị nhập khẩu để thu nợ, lãi, mở và quản lý tài khoản tiền vay, phụ trách báo cáo thống kê. 3.2.2.2 Phòng/ Tổ tổng hợp P.Quan hệ khách hàng P.Tổ tổng hợp P.Kế toán P.Thanh toán– Kinh doanh DV P.Hành chính -Nhân sự P.Ngân quỹ P.Tổ Kiểm tra Nội bộ Phó giám đốc Giám đốc Các PGD

Hàng ngày kiểm tra theo dõi số dư tài khoản vốn ngoại tệ và VNĐ cũng như tình hình biến động tỷ giá để chuyển đổi ngoại tệ kịp thời với Trung Ương (TW), tham khảo tỷ giá mua bán ngoai tệ của các NHTM khác trên địa bàn để xây dựng tỷ giá mua bán hợp lý cho Chi nhánh. Kết hợp với phòng Kế toán, Thanh toán quốc tế, Quan hệ khách hàng để thực hiện điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển vốn và thực hiện vay hay gửi Vietcombank TW.

Thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm theo nhiệm vụ của phòng, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về tính chính xác của công tác quản trị vốn, thanh khoản hay huy động vốn.

3.2.2.3 Phòng Kế toán

Thực hiện các bút toán liên quan đến thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, kế toán các khoản thu, chi trong ngày, mở tài khoản tổ chức, đơn vị.

Thực hiện bút toán chuyển khoản giữa các NH với khách hàng là tổ chức hoặc công ty, giữa NH với NH khác với NHTW.

Thường xuyên kiển tra các tài khoản nội bộ, sử dụng phục vụ cho công tác kế toán. Hạch toán chi tiêu nội bộ: tài sản, ấn chỉ…Báo cáo phân tích từng kỳ, tổng hợp chi tiết lên bảng cân đối kế toán và báo cáo quyết toán hàng năm với Vietcombank TW.

- Bộ phận vi tính

+Lắp đặt, kiểm tra và bảo trì các loại máy tính trong nội bộ NH.

+Theo dõi và sửa chữa những trục trặc hệ thống máy tính, bảo đảm hoạt động thông suốt của mạng máy tính. Nhận các chương trình mới đổ về từ Vietcombank Việt Nam.

3.2.2.4 Phòng Thanh toán và Kinh doanh dịch vụ: chia làm hai bộ phận

thực hiện các chức năng chính sau: - Bộ phận Thanh toán quốc tế:

Thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu của các đơn vị nước ngoài bằng phương thức thanh toán như: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền với các công việc chủ yếu sau:

+Phát hành thư tín dụng cho nhà nhập khẩu và tiếp nhận thư tín dụng từ nước ngoài chuyển đến.

+Tiếp nhận kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

+Bảo lãnh nhập hàng hóa trả chậm và trả ngay. - Bộ phận kinh doanh dịch vụ:

+Thực hiện các hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ theo quy định của Vietcombank TW.

+Chi trả tiền chuyển từ nước ngoài chuyển về thông qua các dịch vụ kiều hối, money gram, mạnh thanh toán SWIFT.

+Nhận các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, VNĐ có kỳ hạn, không kỳ hạn.

+Mở tài khoản tiền gửi cá nhân.

+Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ nội địa.

+Chuyển tiền trong và ngoài nước.

+Dịch vụ NH điện tử.

3.2.2.5 Phòng Hành chánh nhân sự:

Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến tổ chức, Sắp xếp nơi làm việc của cán bộ công nhân viên NH, bố trí trực nhật, bảo vệ, đảm bảo an ninh cơ quan, phòng chống cháy nổ trong NH.

3.2.2.6 Phòng Ngân quỹ:

Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt ngoại tệ, VNĐ và các phương tiện thanh toán có giá trị được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và có xác nhận của phòng kế toán hoặc phòng kinh doanh dịch vụ, khách hàng sẽ đến nhận tiền mặt tại Ngân quỹ.

- Về các khoản thu: tiếp nhận mọi khoản tiền gửi của khách hàng, nộp tiền bán hàng trả nợ, vay tiền mặt theo các chứng từ được các phòng ban xét duyệt.

- Về khoản chi: trả tiền cho khách hàng, thanh toán các chứng từ đã được duyệt từ các phòng.

- Theo dõi, giám sát các hoạt động phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Vietcombank Việt Nam.

- Đôn đốc, nhắc nhở nhân viên làm việc đúng nguyên tắc.

- Kết hợp với các đoàn thanh tra NH Ngoại thương TMCP Việt Nam hoặc các đoàn thanh tra cao cấp để kiểm tra hoạt động của các nghiệp vụ, các vấn đề có liên quan đến NH và các đơn vị sản xuất kinh doanh.

3.2.2.8 Phòng Giao dịch

Nằm tại các địa bàn khác nhau để tạo điều kiện cho các khách hàng là tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc thanh toán thu hút vốn nhàn rỗi. Chủ yếu là tập trung huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, đổi ngoại tệ.

Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Sóc Trăng được tổ chức theo cơ cấu quản trị trực tuyến, tuân thủ theo nguyên tắc thống nhất, tập trung cao độ gắn liền với trách nhiệm rõ ràng. Vietcombank Chi nhánh Sóc Trăng với 7 phòng ban được điều hành bởi 1 giám đốc quản lý chung và 1 phó giám đốc nên rất thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin chỉ đạo từ ban giam đốc đến các bộ phận cũng như ngược lại. Từ đó hạn chế được những tiêu cực hay những khó khăn và nó được nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy công tác điều hành đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng quyết định vào sự thành công Vietcombank Chi nhánh Sóc Trăng.

3.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VCB TRONG 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tích tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mà ngân hàng hạn chế được những khoản chi bất hợp lý và đưa ra các biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng Thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do Ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của ngân hàng nhà nước về tiền tệ Ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của

ngân hàng Nhà Nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng mình.

Bảng1. Kết Qủa Họat Động Kinh Doanh Của VCB Trong 3 Năm 2009,2010,2011 CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm2010 Năm2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền số tiền % Số tiền %

Tổng

doanh thu 131 164 330 33 25.191 166 101.219

Tổng chi

phí 115 143 302 28 24.348 159 111.188

Lợi nhuận 16 21 18 5 31.25 -3 -14.286

Biểu đồ 1. Qủa Họat Động Kinh Doanh Của VCB Trong 3 Năm

2009,2010,2011

Lợi nhuận mà Chi nhánh Sóc Trăng đạt được trong thời gian qua có tăng có giảm qua các năm do nhiều yếu tố cấu thành. Cụ thể là năm 2009 lợi nhuận đạt 16 tỷ đồng chủ yếu một phần do thu được từ nguồn dự phòng rủi ro. Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong năm hết sức khó khăn, do điều kiện kinh tế không thuận lợi, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh

doanh nghiệp. Cụ thể năm 2009 với phương chăm, hoạt động của Chi nhánh hỗ trợ doanh nghiệp là chủ yếu trên cơ sở giảm chi phí, giảm lãi suất, tăng cường chất lượng phục vụ nhằm chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn. Sang năm 2010 lợi nhuận đạt 21 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng của thu nhập là 25.191% trong khi tốc độ tăng của chi phí là 24.348%. Do điều kiện kinh tế không thuận lợi lãi suất biến động mạnh và có chiều hướng đi lên làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sang đến năm 2011 mặc dù tổng thu nhập tăng lên 330 tỷ đồng tương đương với 101.219% so với năm 2010 nhưng lợi nhuận chỉ đạt 18 tỷ đồng và giãm 3 tỷ so với năm 2010, nguyên nhân là do các khỏang chi phí của ngân hàng trong năm nay tăng quá cao làm cho lợi nhuận bị giãm. Mặc dù nhìn chung kết quả tuy không thật sự ổn định qua các năm, nhưng để có được kết quả này Vietcombank Sóc Trăng đã phải nỗ lực rất lớn từ Ban lãnh đạo đến các nhân viên. Chi nhánh cần đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như việc tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cần có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các khoản mục chi phí, để tăng thế mạnh cạnh tranh của mình.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

3.4.1 Thuận lợi:

- Trước hết là sự quan tâm và giúp đỡ của cấp chinh quyền địa phương đối với công tác tín dụng

- Được sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Đốc, cùng với sự nhiệt tình trong công việc toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao.Thái độ, phong cách phục vụ khách hàng tận tình, vui vẻ, thêm vào đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và sự đoàn kết giữa nội bộ nhân viên.

- Nằm ở vị trí thuận lợi ở trung tâm thành phố Sóc Trăng là trung tâm văn hóa chính trị của Tỉnh, nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển về nhiều mặt. Đặc biệt là nghiệp vụ chuyên môn,tiếp thu nhanh chống kịp thời những thông tin khoa hoc, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên đa số đều trẻ, nhiệt tình và năng động, có trình độ được trao dồi chuyên môn đây là ưu điểm nổi bật trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.

- Tuy mới được thành lập nhưng đã đạt được thành tựu đáng khen, NH ngày càng tạo được uy tín, tốt đối với khách hàng, các thủ tục đã được đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và ngày càng có được nhiều khách hàng truyền thống.

3.4.2 Khó khăn:

Bên cạnh những kết quả đạt được, Vietcombank Sóc Trăng cũng như bao NH khác còn gặp nhiều khó khăn, có những điều đã khắc phục, nhưng vẫn có những điều vẫn chưa khắc phục được. Tuy vậy, trong mỗi con người Vietcombank đều có nung nấu một nguồn động lực to lớn, nhìn nhận khó khăn để vượt qua và vươn lên.

- Trong thời kỳ nền mở của kinh tế hiện tại, các NH không còn thụ động chờ khách hàng đến giao dich với mình, mà bản thân phải vận động để tồn tại.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 29)