PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 45)

VCB SÓC TRĂNG

Với sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong việc lưu chuyển nguồn vốn trong sản xuất đến các thành phần kinh tế. Thế nhưng hoạt động tín dụng luôn là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt việc cho vay phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cho các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Bảng 3 sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình tín dụng chung qua 3 năm hoạt động của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu ở bảng 3 cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng, thể hiện ở doanh số cho vay và tổng dư nợ không ngừng tăng qua các năm. Trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tất cả các chỉ tiêu, điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh.

- Doanh số cho vay

bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”.

BẢNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHUNG QUA BA NĂM

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so 2009 2011 so 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh số cho vay 5591 7512 7943 1921 34.359 431 5.737

Ngắn hạn 5518 7257 7840 1739 31.515 583 8.034 Trung và dài hạn 73 255 103 182 249.315 -152 -59.609 Doanh số thu nợ 5366 7404 7698 2038 37.979 294 3.971 Ngắn hạn 5333 7300 7508 1967 36.884 208 2.849 Trung và dài hạn 33 104 190 71 215.152 86 82.692 Tổng dư nợ 1335 144 3 1688 108 8.090 245 16.976 Ngắn hạn 1190 1147 1479 -43 -3.613 332 28.945 Trung và dài hạn 145 296 209 151 104.140 -87 -29.392 Nợ xấu 8.41 8.65 11.4 0.24 2.854 2.75 31.792 Ngắn hạn 7.14 4.58 7.39 -2.56 -35.854 2.81 61.354 Trung và dài hạn 1.27 4.07 4.01 2.8 220.472 -0.06 -1.474

(Nguồn:Phòng Nguồn vốn VCB Sóc Trăng)

Xuất phát từ định hướng nêu trên chi nhánh VCB Sóc Trăng đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo phương châm “củng cố nâng chất và mở rộng”. Do đó, doanh số cho vay tăng qua các năm. Qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay đều tăng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 7512 tỷ đồng, tăng 1921 tỷ so với năm 2009, tương đương ở mức tăng 34.359%; đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng lên và đạt 7943 tỷ đồng, tăng 431 tỷ so với năm 2010, tức tăng 5.737% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Chi nhánh cho các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động và mở rộng cơ sở vật chất đối

với tín dụng ngắn hạn. Còn đối với tín dụng trung và dài hạn chi nhánh chủ yếu cho vay để trang bị máy móc cho các doanh nghiệp và làm cầu nối cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà Nước.

Tuy nhiên tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thấp nhưng lợi nhuận không cao. Ngân hàng cần có những biện pháp cải thiện tình hình cho vay trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Doanh số thu nợ

Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua Ngân hàng Nhà nước… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng rất khả quan. Năm 2010 thu nợ

tiếp tục tăng thêm 294 tỷ, tương đương tăng 3.971% so với năm 2010. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay theo ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn.

Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng.

- Tình hình dư nợ

Dư nợ là số tiền mà đến thời điểm hiện tại Ngân hàng đang cho vay và chưa thu hồi. Dư nợ bao gồm các khoản cho vay chưa đến thời điểm thanh toán, các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn được gia hạn thời hạn thanh toán. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn toàn đối với doanh số thu nợ của ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.

Qua bảng 3 nhìn chung dư nợ của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm đó là dấu hiệu đáng mừng vì căn cứ vào những con số này và căn cứ vào doanh số cho vay nói lên được Ngân hàng ngày càng nâng cao vị thế và mở rộng hoạt động của mình. Dư nợ năm 2010 là 1443 tỷ đồng cao hơn năm 2009 là 108 tỷ. Sang năm 2011 dư nợ cũng tiếp tục tăng và tăng cao hơn so với năm 2010 là 245 tỷ đồng và tăng 16.976%. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay trong các năm đều tăng. Doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng chậm hơn doanh số cho vay,

dẫn đến dư nợ tăng qua các năm. Dư nợ tăng góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng trong thu lãi.

Biểu đồ 3. Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Hạn

- Nợ xấu

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo Quyết định 493/2005 QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại tín

Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh đang có những chuyển biến không tốt khi nợ xấu tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 4. Tình Hình Nợ Xấu Theo Thời Hạn

Nhìn chung tình hình nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các ngành có thời hạn cho vay ngắn. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với nhóm ngành ngắn hạn cao, cộng với việc một số khách hàng không sử dụng đúng mục đích vốn vay dẫn đến việc thua lỗ nên xảy ra tình trạng nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại VCB Sóc Trăng (Trang 45)