Đối với bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Việc đăng ký quyền tác giả giúp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bảo vệ tác phẩm của mình theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009 thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc

nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.

Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.

Hạn chế được những hành vi xâm phạm quyền tác giả của các chủ thể khác: Khi một tác phẩm đã được đăng ký quyền tác giả rồi thì đương nhiên sẽ hạn chế được những tình trạng xâm phạm quyền tác giả.

Ngoài ra, việc đăng ký còn giúp cho chủ sở hữu tiến hành một số thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ trong trường hợp chủ sở hữu muốn xin Giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến (game) thì một trong những giấy tờ cần thiết đó là phải có Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với trò chơi game đó.

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)