Trong quá trình thực thi và áp dụng các quy định của pháp luật về quyền tác giả nói chung, Luật Sở hữu trí tuệ nói riêng thì sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, bất cập nhất định, những bất cập đó có thể là những bất cập sau:
Thứ nhất, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009 thì những chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả bao gồm tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm) và chủ sở hữu quyền tác giả. Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm có thể là chính
tác giả và các đồng tác giả (trường hợp nhiểu người cùng sáng tạo ra một tác phẩm). Vậy nếu trong trường hợp một tác phẩm nhưng lại có tới 2 tác giả cùng sáng tạo, tác phẩm đó gồm 2 phần, người tác giả thứ nhất sáng tạo phần I và người tác giả thứ hai sáng tạo phần II, nhưng đang sáng tạo được một nửa thì người sáng tạo phần I lại bất chợt ngừng việc sáng tạo hoặc do có mâu thuẫn hay tranh chấp về một vấn đề nào đó với người sáng tạo phần II, người sáng tạo phần II thì vẫn tiếp tục sáng tạo phần của mình cho đến khi hoàn thành, sau đó người tác giả sáng tạo phần II của tác phẩm muốn đi đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mà 2 người cùng sáng tạo nhưng người tác giả thứ nhất lại không đồng ý do có mâu thuẫn từ trước. Vậy trong trường hợp này, pháp luật sẽ giải quyết việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của 2 tác giả này ra sao?
Vấn đề đặt ra là pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định trong đơn đăng ký quyền tác giả phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả thì cơ quan có thẩm quyền mới thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được. Trong ví dụ trên, người tác giả sáng tạo phần thứ nhất của tác phẩm đã không đồng ý cho việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của cả 2 người. Trường hợp này pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm có nhiều tác giả mà một trong những tác giả đó lại không đồng ý việc đăng ký. Một tác phẩm có nhiều tác giả nhưng trong số các tác giả đó lại có một tác giả không đồng ý việc đăng ký cho tác phẩm thuộc sở hữu chung đó thì sẽ giải quyết như thế nào?
Thứ hai, vấn đề bảo hộ quyền tác giả hiện nay vẫn chưa được chú trọng lắm, đặc biệt là vấn đề đăng ký quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Các chủ thể này chưa thực sự hiểu rõ hết những quy định của pháp và họ rất chủ quan bởi vì pháp luật quy định việc đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả35, nên tình trạng những tác phẩm đã được các tác giả đăng ký quyền tác giả rồi nhưng vẫn bị các đối tượng khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Sau đây là một số vụ xâm phạm, tranh chấp về quyền tác giả điển hình đã được giả quyết bằng con đường Tòa án:36
1. Vụ Nguyên đơn Phạm Thị Hà, nhà báo công tác tại “Thời báo kinh tế Việt Nam” khởi kiện bị đơn - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, vào quí IV năm 2004, đã xuất bản cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” do Nhà xuất bản Văn hoá - thông tin liên kết với nhà sách Hương Thuỷ của công ty văn hoá Phương Bắc có sử dụng 8 bài viết của tác giả đã đăng tải trên chuyên mục Doanh nhân thế giới của Thời báo kinh tế Việt Nam từ đầu năm 2003 đến 2006 không được phép
35 Khoản 2, Điều 49, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009.
36 Nhóm tác giả: Nguyễn Hợp Toàn; Nguyễn Thị Thanh Thủy; Trần Văn Nam, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về Sở hữu trí tuệ, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn, http://lotuscounsel.com/index.php/vi/binh-luan-khoa-hoc-phap-ly/561- thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-ve-quyen-tac-gia-.html, Ngày truy cập [23/11/2014].
tác giả. Tám bài viết của tác giả Phạm Thị Hà trong xuất bản phẩm nêu trên còn bị thay đổi nhan đề, đảo các đoạn văn trong bài viết; cắt bớt một số câu trong bài viết v.v… Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 27/2005/DSST ngày 26/6/2006, và Bản án dân sự phúc thẩm số 237/2006/DSPT ngày 17/11/2006 đều đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu kiện vi phạm quyền tác giả của nguyên đơn, buộc bị đơn phải công khai xin lỗi tác giả Phạm Thị Hà trong 3 số báo liên tiếp của Báo Nhân dân; không được tái bản cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” nếu không được sự đồng ý của tác giả.
2. Vụ ông Nguyễn Quảng Tuân kiện ông Đào Thái Tôn vi phạm quyền tác giả do đã trích dẫn không phép nguyên văn bốn bài viết của tác giả vào tác phẩm "Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận”. Tại Bản án số 68/2006/DSST ngày 25, 26-12-2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận yêu cầu kiện xâm phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Quảng Tuân đối với ông Đào Thái Tôn, tuyên buộc ông Đào Thái Tôn phải tổ chức xin lỗi ông Nguyễn Quảng Tuân ở nơi ông Tuân đang cư trú; buộc ông Tôn phải thanh toán tiền nhuận bút cho ông Tuân số tiền là 1.040.400 đồng; buộc ông Tôn phải bồi thường về vật chất và tinh thần cho ông Tuân là 25.000.000 đồng. Tổng cộng các khoản ông Tôn phải thanh toán và bồi thường cho ông Tuân là: 26.040.400 đồng.
3. Vụ Công ty cổ phần Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software JSC). Khởi kiện Công ty cổ phần Thương Mại Số (Digital Trade).
Ngày 17/1/2007, tòa Kinh Tế, Tòa Án Nhân Dân TP.Hà Nội đã thụ lý vụ kiện vi phạm bản quyền phần mềm giữa Nguyên đơn – Công ty cổ phần Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software JSC) và Bị đơn – Công ty cổ phần Thương Mại Số (Digital Trade). Đây là vụ giải quyết bản quyền phần mềm thứ hai ở Việt Nam bằng con đường tòa án.
Công ty Hanoi Software JSC (HNS) từ năm 2003, được cho là đã nghiên cứu và phát triển ra một phần mềm quản trị website và đặt tên là WEB++. Từ tháng 9/2006, công ty biết được Digital Trade đã giới thiệu, kinh doanh sản phẩm I-Web có các tính năng giống hệt sản phẩm WEB++ mà Hanoi Software JSC kinh doanh từ 3 năm qua. Hanoi Software đã nhanh chóng xác minh và có được các bằng chứng chứng tỏ Digital Trade vi phạm quyền tác giả sản phẩm WEB++ thông qua một nhân viên cũ của Hanoi Software là Hoàng Tùng, nay đang công tác tại công ty Digital Trade. Hanoi Software đã thuê luật sư hỗ trợ xử lư vụ việc, bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Ngày 24/10/2006, Digital Trade đã thừa nhận sản phẩm I-Web là WEB++ do chính nhân viên cũ của Hanoi Software đem về sử dụng và phát triển, thừa nhận bằng văn bản đó là hành vi sử dụng bất hợp pháp, hủy bỏ các mã nguồn WEB++ đang có, cam kết dừng việc kinh doanh sản phẩm này và đền bù thiệt hại vật chất. Như vậy, I-Web chỉ là tên của sản phẩm WEB++ bị đổi một cách trái phép. Công ty Hanoi Software cũng tạo điều kiện để
Digital Trade thay thế hoặc dỡ bỏ sản phẩm trái phép đã bán trong vòng 03 tháng. Tuy nhiên, Digital Trade vẫn tiếp tục kinh doanh trái phép mặc dù đã được tạo điều kiện xử lý tranh chấp hợp lý. Ngày 25/12/2006, công ty Hanoi Software JSC đã chính thức gửi đơn kiện công ty Digital Trade ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
4. Vụ Nguyên đơn – Công ty CP Làng mộc Văn Hà, trụ sở tại thị trấn Vĩnh Điện, Huyện Điện Bàn, Quảng Nam khởi kiện Bị đơn là Công ty CP tư vấn đầu tư & xây dựng Tường Phát, trụ sở tại 92 Trần Xuân Lê, QuậnThanh Khê, Đà Nẵng.
Tháng 3/2011, Bộ Chỉ huy quân sự (BCHQS) TP Đà Nẵng liên hệ với Công ty CP Làng mộc Văn Hà để lập hồ sơ thiết kế – dự toán công trình "Nhà ăn bằng gỗ – Sân vườn khu nhà ăn – Hồ nước – Hòn non bộ". Công ty CP Làng mộc Văn Hà lập và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ thi công (hồ sơ thiết kế – kiến trúc) và đã bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Ban Doanh trại BCHQS TP Đà Nẵng để xét duyệt giao thầu.
Bị đơn – Công ty CP tư vấn đầu tư & xây dựng Tường Phát được yêu cầu phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc do đã sử dụng nguyên mẫu bản vẽ thiết kế – kiến trúc mà Công ty CP Làng mộc Văn Hà đã giao, là bản vẽ thiết kế khu nhà rường Việt Nam, Nhà ngũ gian tứ hạ đã được Cục Bản quyền tác giả cấp bản quyền, phải tháo dỡ các hạng mục công trình Nhà vọng nguyệt lục giác, Cổng tam quan cổ lầu, Nhà ngũ gian tứ hạ đã và đang thi công tại Doanh trại Ban Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng tại số 38 Trần Phú – Đà Nẵng.
Tháng 9/2011, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã tiến hành phiên hòa giải giữa các bên liên quan, nhưng không thành. Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả giám định đối với các bản vẽ thiết kế liên quan. Tuy nhiên, Bản giám định gửi kèm công văn số 22/CV-LHH ngày 29/03/2012 của Ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng với kết quả chung chung, không có phần kết luận, chưa trở thành căn cứ vững chắc để Nguyên đơn có thể thắng Bị đơn trong vụ kiện hy hữu này.
5. Vụ Nguyên đơn – Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Việt (First News) khởi kiện bị đơn – Công ty TNHH Hội Việt Úc do trung tâm Anh ngữ của bị đơn có hành vi sao chép sách, đĩa CD các giáo trình TOEIC, TOEFL iBT mà Nguyên đơn nắm giữ bản quyền tại Việt Nam để bán trái phép cho các học viên.
Tháng 10/2011, First News yêu cầu Bộ công an và sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét và xử phạt các đối tượng nêu trên. Tháng 12/2011, Bộ Công An kết hợp với Sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét các trung tâm ngoại ngữ thuộc
Công ty TNHH Hội Việt Úc, và một số cơ sở khác, tịch thu hàng loạt sách vi phạm bản quyền.
Ngày 21/2/2012 tại Hội Nhà Báo Việt nam, Công ty First News – Trí Việt đã lên tiếng về việc các trường ngoại ngữ vi phạm bản quyền sách các tựa sách (600 Toeic essential For The TOEIC Test, TOEIC Analyst, Stater TOEIC, Target TOEIC, Very Easy TOEIC, Building Skills for the TOEFL Ibt, Developing Skills for the TOEFL Ibt, Mastering Skills for the TOEFL Ibt) và khởi kiện nếu các trường cố tình tái phạm. Tháng 3/2012, sau khi thu thập đầy đủ tang chứng, vật chứng vi phạm bản quyền của 10 trường ngoại ngữ, Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News cùng Văn phòng Luật sư Người nghèo khởi kiện Công ty TNHH Hội Việt Úc (Trung tâm Anh ngữ Quốc Tế Úc Châu và trường Anh Văn Hội Việt Úc) ra Tòa án Nhân dân TP HCM.
Sau ba lần hòa giải trước tòa án kéo dài trong 3 tháng, tại buổi họp báo 14/6/2012 do First News tổ chức, Công ty TNHH Hội Việt Úc, trường Quốc Tế Úc Châu đã thừa nhận hành vi sai trái, chấp nhận bồi thường với mức phạt 380 triệu và ký kết hợp đồng sẽ mua sách của First News.
Nói chung, các vụ việc tranh chấp nêu trên đều đã được giải quyết bằng con đường Tòa án. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm cũng như tranh chấp quyền tác giả vẫn diễn ra không hề giảm. Vì vậy, các chủ thể quyền không còn quan tâm nhiều đến việc đăng ký quyền tác giả nữa và họ nghĩ rằng dù có đăng ký hay không thì pháp luật cũng đâu bảo hộ tuyệt đối cho tác phẩm của họ, do Luật Sở hữu trí tuệ quy định như vậy nên các chủ thể này cũng đâu tin tưởng chắc chắn là khi tác phẩm được đăng ký quyền tác giả rồi sẽ tuyệt đối được bảo hộ mà không có bất kỳ một hành vi xâm phạm nào hay không. Việt Nam cũng là thành viên của Công ước Berne, Công ước quy định 3 nguyên tắc thì trong đó có nguyên tắc bảo hộ tự động, có nghĩa là theo nguyên tắc này một khi tác phẩm được tác giả sáng tạo ra thì không cần phải thực hiện bất kỳ một thủ tục đăng ký nào nhưng tác phẩm vẫn được pháp luật bảo hộ, do Việt Nam là thành viên của Công ước nên việc tuân thủ theo quy định của Công ước này là đương nhiên. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, các tranh chấp về quyền tác giả vẫn tiếp tục xảy ra, không hề giảm đi mà còn ngày càng càng phức tạp, điều này chứng tỏ rằng nguyên tắc này không được thực thi theo đúng quy định nên vẫn còn tình trạng xâm phạm diễn ra. Cụ thể là tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình, kiến trúc đến các chương trình máy tính. Trong đó có những sự việc nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, internet… thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại về tranh chấp quyền tác giả liên quan đến 142 đầu sách của 25 nhà xuất
bản…37 Theo Điểm 2.2, Khoản 2, Mục II, Phần I, Báo cáo 158/BC-BVHTTDL năm 2014 thì vào năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.429 lượt cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó phát hiện 3.013 cơ sở vi phạm. Đã xử phạt cảnh cáo 188 cơ sở, giữ giấy phép 37 cơ sở, đình chỉ hoạt động 143 cơ sở. Thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3.885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11.500.510.000 đồng.
Thứ ba, theo khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009 quy định thì khi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì họ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có xảy ra tranh chấp, chỉ trừ trường hợp bên kia có chứng cứ ngược lại. Theo quy định này, một khi người tác giả của tác phẩm đã đi đăng ký quyền tác giả và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả rồi và khi có xảy ra tranh chấp thì họ sẽ không cần phải chứng mình quyền tác giả đó thuộc về họ nữa, chỉ trừ trường hợp bên kia có chứng cứ ngược lại. Pháp luật quy định như vậy thì có hợp lý chưa, nếu như bên kia bằng cách nào đó mà đã có được đầy đủ chứng cứ để chứng minh quyền tác giả thuộc về họ, họ cũng là tác giả của tác phẩm đó thì trong trường hợp này, pháp luật sẽ giải quyết ra sao?
Ví dụ như: Khi một tác giả sáng tác được một tác phẩm (cụ thể là một bài hát) nhưng do điều kiện thực tế nên chưa thể viết ra giấy được mà chỉ bất chợt hát vu vơ thôi và cuối cùng đã để cho người hàng xóm nghe được, người hàng xóm liền viết bài hát đó ra giấy và đã đi