Qua quá trình nghiên cứu những bất cập cũng như tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến các bất cập của việc đăng ký quyền tác giả từ đó có thể đưa ra được một số đề xuất để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đăng ký quyền tác giả nói riêng, về quyền Sở hữu trí tuệ nói chung cụ thể là:
Một là, việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung, lĩnh vực đăng ký quyền tác giả nói riêng để được thực thi và thật sự đi vào cuộc sống của mọi cá nhân, tổ chức. Trước hết, chúng ta cần phổ biến quyền và lợi ích của họ khi tham gia thực hiện việc đăng ký quyền tác giả. Qua đó, yêu cầu các chủ thể quyền chủ động hơn trong việc đăng ký quyền tác giả để có thể tự bảo vệ và thực thi quyền của mình đúng theo quy định của pháp luật.
Hai là, luật Sở hữu trí tuệ nên được bổ sung thêm các điều khoản quy định cách giải quyết trường hợp một tác phẩm có nhiều tác giả cùng sáng tạo nhưng do nguyên nhân nào đó mà một trong các tác giả đó không đồng ý việc đăng ký quyền tác giả; Nên quy định việc đăng ký quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả bởi vì người dân thường có tư tưởng rằng chỉ khi nào pháp luật quy định trường hợp đó là bắt buộc thực hiện thì họ mới tuân thủ theo; Cần xem xét lại bộ máy thực thi pháp luật có hoàn thiện chưa, bởi lẽ một khi tác giả đã đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình rồi mà vẫn bị các đối tượng khác xâm phạm bản quyền đối với tác phẩm đã được đăng ký.
Ba là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả nói chung và đăng ký quyền tác giả nói riêng, đề ra các chính sách phù hợp, hướng tới mục tiêu tạo ra nhiều các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã được đăng ký quyền tác giả có giá trị, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; Phải “hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bốn là, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo hộ quyền tác giả theo đúng pháp luật, nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ tác phẩm. Với sự đầu tư và lao động sáng tạo, công dân có quyền được hưởng lợi từ tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói
chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Phải “nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội” theo tinh thần Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014.
Năm là, cần có sự đánh giá đầy đủ về vai trò của công tác bảo hộ quyền tác giả đối với sự phát triển của đất nước hiện nay, để có thể hoạch định chính sách phù hợp cho tương lai.
Sáu là, tăng cường sự hợp tác, thi hành có hiệu quả các điều ước quốc tế đa phương và song phương về quyền tác giả đang có hiệu lực tại Việt Nam. Chúng ta phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam, đảm bảo cho công chúng được thưởng thức các giá trị văn học nghệ thuật và khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng phải từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước, mở rộng quan hệ quốc tế thông qua các giao dịch về việc sử dụng các tác phẩm với tổ chức, pháp nhân các quốc gia khác trên thế giới.
Để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý và thực thi, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đến việc bổ sung và đào tạo nhân lực quản lý và thực thi quyền tác giả cũng như các trang thiết bị và các điều kiện vật chất liên quan khác. Phải “củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương” theo tinh thần Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 9/6/2014.
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, pháp luật bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ra đời, hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế tri thức. Do vậy, chúng ta phải nhận thức việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phải dựa trên những quan điểm thực tiễn và phát triển, dựa vào đường lối phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là chính sách phát triển khoa học - công nghệ. Từ đó, chúng ta xem hoạt động về hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả là một quá trình liên tục, để có thể định hướng và giải pháp về hoàn thiện pháp luật nhẳm bảo đảm tính đầy đủ và hiệu quả của việc thực thi pháp luật về thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam.
Nhìn chung, vấn đề đăng ký quyền tác giả ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra về một hệ thống pháp lý điều chỉnh. Song, phải thấy rằng, do là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở nước ta nên trong quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh và thực thi pháp luật vẫn còn không ít vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế đáng khích lệ đó là hệ thống pháp lý về đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đã và đang từng bước không ngừng hoàn thiện, tham gia vào lộ trình hệ thống pháp lý chung về Sở hữu trí tuệ cũng như trong lĩnh vực đăng ký quyền tác giả, không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được nhưng cũng cần nhìn nhận vào thực tế pháp luật nước ta vẫn còn những điểm chưa phù hợp với tình hình hiện tại, do đó cần phải hoàn thiện, bổ sung thêm sao cho phù hợp với thực tiễn đặt ra và đảm bảo được lợi ích của tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa việc thực thi pháp luật về đăng ký quyền tác giả.
Từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 2004 đến nay, vấn đề bảo vệ quyền tác giả đã trở nên cấp bách hơn, bởi thực trạng của vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã ngày càng nghiêm trọng nhất là vần đề tranh chấp về quyền tác giả. Từ năm 2004 đến nay, nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực thi các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nói chung, vấn
đề bảo vệ quyền tác giả nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề thực thi còn nhiều trở ngại và chưa thật sự hiệu quả.
Có thể thấy việc thực hiện cũng như tuyên truyền để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hiểu và thực hiện đầy đủ quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ là một trở ngại lớn. Bởi vì đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí của người dân không cao nên việc hiểu biết cũng như việc tuân thủ theo những quy định của pháp luật còn hạn chế không chỉ trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ mà còn trong các lĩnh vực khác. Bảo hộ tốt quyền Sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả nói riêng, không những góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước mà còn tạo một cách ứng xử văn minh cho bản thân mỗi con người và rộng hơn nữa là hình ảnh của một đất nước văn minh.
Tóm lại, bảo hộ quyền tác giả nói riêng, quyền Sở hữu trí tuệ nói chung là một trong những đòi hỏi không thể thiếu đối với hệ thống pháp luật ngày nay, là một trong những yêu cầu tiên quyết khi gia nhập các tổ chức kinh tế Quốc tế, cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, động lực thúc đẩy sáng tạo của nhân loại, đặc biệt không thể thiếu đó là hiệu quả của việc thực thi các quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy một đất nước có một hệ thống pháp lý hoàn thiện và một bộ máy thực thi quyền Sở hữu trí tuệ hiệu quả luôn có nền kinh tế phát triển mạnh và chiếm một số lượng sản phẩm trí tuệ lớn trên thế giới. Nước ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý và thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ để phát triển kinh tế và kích thích các hoạt động sáng tạo.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi SVTH: Trần Thị Yến Nhi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản pháp Luật Quốc tế:
1. Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Đạo luật Paris ngày 24/7/1971, sửa đổi ngày 28/9/1979)
2. Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) năm 1996
3. Công ước toàn cầu về bản quyền (được sửa đổi tại Paris ngày 24 tháng 7 năm 1971) 4. Luật Quyền tác giả Nhật Bản năm 1970, sửa đổi ngày 27/11/2013 (chưa ban hành) 5. Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
6. Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển (Luật số 729 ngày 30/12/1960, sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000)
Văn bản pháp luật trong nước:
1. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 2. Bộ luật Dân sự năm 1995
3. Bộ luật Dân sự năm 2005
4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 5. Luật Khiếu nại năm 2011
6. Luật Tố cáo năm 2011
7. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994
8. Nghị quyết 69/2010/NQ-CP ngày 27/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
9. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước 10. Nghị định 76/1996/NĐ-CP ngày 29/11/1996 về hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự
11. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi SVTH: Trần Thị Yến Nhi
12. Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
13. Thông tư 1474/QLKH ngày 17/9/1988 hướng dẫn về việc xuất bản các ấn phẩm của các cơ quan nghiên cứu và triển khai
14. Thông tư 29/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan
15. Quyết định 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/10/2006 về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
16. Quyết định 41/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 15/5/2008 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả
17. Quyết định 15/QĐ-BQTG ngày 23/3/2009 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh
18. Quyết định 16/QĐ-BQTG ngày 23/3/2009 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng
Danh mục các trang thông tin điện tử:
1. Bảo hộ thương hiệu, Cấp lại, đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,
www.baohothuonghieu.com, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/cap-lai-doi- giay-chung-nhan-dang-ky-quyen-tac-gia/1144.html, ngày truy cập [9/10/2014].
2. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Quy trình và thời hạn xem xét đơn, http://noip.gov.vn,
http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwSelectImageResourceUrl/2D97FC5DF740E8434725 766E003048D5/$FILE/TrinhtuTDdonNH.pdf, ngày truy cập [22/10/2014].
3. Đại diện Sở hữu trí tuệ, Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả, http://baohothuonghieu.com,
http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/thu-tuc-dang-ky-ban-quyen-tac- gia/707.html, ngày truy cập [7/10/2014].
4. Hạnh Nguyên, Quyền tác giả - Có luật, vẫn vi phạm luật,
http://nhandaovadoisong.com.vn, http://nhandaovadoisong.com.vn/22597/quyen-tac-gia-co- luat-van-vi-pham-luat.html, ngày truy cập [15/11/2014].
5. Nhóm tác giả: Nguyễn Hợp Toàn; Nguyễn Thị Thanh Thủy; Trần Văn Nam, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về Sở hữu trí tuệ,
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi SVTH: Trần Thị Yến Nhi
hoc-phap-ly/561-thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-ve-quyen-tac-gia-.html, ngày truy cập [4/11/2014].
6. Theo H. Nguyên (tổng hợp), Vụ nhiếp ảnh gia Na Sơn tố Thư viện Hà Nội ăn cắp ảnh: Chủ nhân của bức ảnh lên tiếng, http://tinmoi.vn, http://www.tinmoi.vn/vu-nhiep-anh-gia- na-son-to-thu-vien-ha-noi-an-cap-anh-chu-nhan-cua-buc-anh-len-tieng-011325309.html, ngày truy cập [24/11/2014].
7. Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả - Mười vấn đề và sự kiện năm 2007,
http://www.cov.gov.vn,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=580&catid= 49:van-de-va-su-kien&Itemid=102, ngày truy cập [4/11/2014].
8. Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả năm 2005 - Vấn đề và sự kiện, http://www.cov.gov.vn,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=542&catid= 49:van-de-va-su-kien&Itemid=102, ngày truy cập [4/11/2014].
Danh mục tài liệu khác:
Báo cáo 158/BC-BVHTTDL năm 2014 tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 36/2008/CT- TTg tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi SVTH: Trần Thị Yến Nhi
PHỤ LỤC A Mẫu số 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ Kính gửi: CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT 1. Người nộp tờ khai đăng ký Họ và tên/Tên tổ chức...
Là: (1)...
Sinh ngày:... tháng... năm ...
Số CMND/Hộ chiếu:... ngày cấp:... tại: ...
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ...
Cấp ngày... tháng... năm... tại: ...
Quốc tịch:...
Địa chỉ:...
Số điện thoại:... Fax:... Email:. ...
Nộp đơn Đăng ký quyền tác giả cho: (2) ...
2. Tác phẩm đăng ký Tên tác phẩm:...
Loại hình: (3) ...
Công bố/chưa công bố: (4)... ngày... tháng... năm ...
Hình thức công bố: (5) ...
Nơi công bố: Tỉnh/thành phố ... Nước ...
Nội dung chính của tác phẩm: (6): ...
3. Tác giả (7) Họ và tên tác giả: ...Nữ/nam ...