Ở nước ta hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, đăng ký quyền tác giả đối với những tác phẩm được bảo hộ theo quy định của pháp luật nói riêng vẫn còn rất yếu kém. Mặc dù, pháp luật đã quy định về những vấn đề nói trên bằng hàng loạt các văn bản Luật và văn bản dưới Luật nhưng tình trạng xâm phạm quyền tác giả và các tranh chấp về quyền tác giả vẫn xảy ra hằng ngày. Vì thế chúng ta không khỏi băn khoăn vì các sáng tạo, lao động, cống hiến của các tác giả đối với sản phẩm trí tuệ của mình bị các chủ thể khác ngang nhiên xâm phạm, tranh chấp để giành lấy quyền tác giả đối với tác phẩm.
Để các chủ thể có thể tự bảo vệ cho các sản phẩm trí tuệ của mình thì đòi hỏi họ phải hiểu biết về pháp luật Sở hữu trí tuệ cụ thể là về cách thức đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ quyền tác giả là quan hệ dân sự, tài sản trí tuệ về lĩnh vực này do công dân tự sáng tạo, vì vậy pháp luật đã trao quyền tự bảo vệ quyền cho những người sáng tạo và sở hữu nó. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực, nhiều chủ thể đã áp dụng các biện pháp mà pháp luật quy định để tự bảo vệ quyền của mình cụ thể là thực hiện việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình với cơ quan Nhà nước. Tiêu biểu là toàn bộ sách cải cách giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9 đã được Nhà
Xuất bản Giáo Dục đăng ký cấp giấy chứng nhận bản quyền; Theo thống kê thì từ năm 1986 đến năm 2005, đã có 18.510 giấy chứng nhận bản quyền cấp cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam và nước ngoài nộp đơn; Trong năm 2005 (tính đến 30/11/2005) đã có 1.894 giấy chứng nhận bản quyền được cấp, tăng 31,8% so cùng kỳ năm trước, hầu hết các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ đều được nộp đơn đăng ký, trong đó các loại hình tác phẩm thường xảy ra tranh chấp được nộp đơn đăng ký với tỷ lệ cao, như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chiếm 55,67% so với tổng số đăng ký; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được đăng ký nhiều, chiếm 7,81% so với tổng số.28 Từ những số liệu đã thống kê được cho thấy tỷ lệ các tác phẩm được đăng ký quyền tác giả tăng qua các năm.
Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã ý thức về quyền lợi của mình từ việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận bản quyền, cũng như nộp đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc vi phạm, xâm phạm quyền tác giả. Nhiều tác phẩm được chuyển giao quyền sở hữu đã được các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký. Theo thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau thì trong 21 năm qua (1986 - 2006) đã có 24.105 tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng của các chủ thể quyền được Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì kể từ năm 2007, các thông tin về đăng ký sẽ được xuất bản định kỳ bằng ấn phẩm mới do Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật thực hiện.29 Một số ấn phẩm cụ thể theo Thông tư 1474/QLKH ngày 17/9/1988 hướng dẫn về việc xuất bản các ấn phẩm của các cơ quan nghiên cứu và triển khai như sau:
- Ấn phẩm thông tin tóm tắt gồm một số ấn phẩm: Thông báo khoa học, bản tin chọn lọc, tuyển tập lược thuật;
- Ấn phẩm thông tin tổng luận; - Chuyên khảo;
- Tuyển tập công trình nghiên cứu; - Tài liệu phổ biến khoa học và kỹ thuật.
Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành thì đến năm 2007, có 3230 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên
28
Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả năm 2005 - Vấn đề và sự kiện, http://www.cov.gov.vn,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=542&catid=49:van-de-va-su- kien&Itemid=102, Ngày truy cập [4/11/2014].
29 Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả - Mười vấn đề và sự kiện năm 2007, http://www.cov.gov.vn,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=580&catid=49:van-de-va-su- kien&Itemid=102, Ngày truy cập [4/11/2014].
quan; năm 2008, có 4922 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.30
Nhiều chủ thể đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả (Tổng số lượng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã cấp từ năm 2008 đến 2013 là 26.347 Giấy chứng nhận).31 Tuy nhiên, con số này là quá thấp so với số dân khoảng 90 triệu người và nền văn hóa - nghệ thuật phong phú và đa dạng như Việt Nam.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả liên quan đến 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản.32
Như chúng ta đã biết thì tác giả là người sáng tạo phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (gọi chung là tác phẩm). Quyền tác giả được bảo hộ tự động (không cần phải đăng ký) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định tại Công ước Berne. Tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009 quy định là quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Như vậy, trong quyền tác giả có chứa yếu tố quyền tài sản. Trong thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp về quyền tác giả mà có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết; đặc biệt là việc tranh chấp này lại liên quan đến vấn đề ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình. Sau đây là tình huống cụ thể: “Chị X là người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, thỉnh thoảng có sở thích sáng tác thơ ngẫu hứng. Trước khi chị lấy chồng chị có sáng tác được 20 bài thơ, sau này mới in thành tập thơ riêng. Chị X lập gia đình với anh Y (hôn nhân hợp pháp) và sau khi lấy chồng, chị X vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời kỳ hôn nhân, chị X sáng tác được 50 bài thơ và chị đã cho in thành sách phát hành. Chị X trở thành người nổi tiếng và nhận được nhiều tiền nhuận bút vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Sau đó, chị X và anh Y phát sinh mâu thuẫn và thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về tài sản. Tài sản tranh chấp trong trường hợp này là các bài thơ của chị X. Anh Y cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng, vì trong thời gian hôn nhân chị X đã sáng tác những bài thơ này và thời gian chị X dành làm thơ đồng nghĩa với anh việc phải cáng đáng việc nhà và chăm sóc con cái thay chị X; cho nên phải chia đôi 50 bài thơ do chị X sáng tác trong thời kỳ hôn nhân cũng như nhuận bút và những lợi nhuận đã phát sinh từ các tác phẩm của chị X cũng phải chia đôi cho anh một nửa. Chị X không đồng ý với ý kiến của anh Y,
30 Nhóm tác giả: Nguyễn Hợp Toàn; Nguyễn Thị Thanh Thủy; Trần Văn Nam, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về Sở hữu trí tuệ, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn, http://lotuscounsel.com/index.php/vi/binh-luan-khoa-hoc-phap-ly/561- thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-ve-quyen-tac-gia-.html, Ngày truy cập [4/11/2014].
31
Điểm 2.1, Khoản 2, Mục II, Phần I, Báo cáo 158/BC-BVHTTDL năm 2014 tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 36/2008/CT-TTg tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
32 Điểm 2.2, Khoản 2, Mục II, Phần I, Báo cáo 158/BC-BVHTTDL năm 2014 tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 36/2008/CT-TTg tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
chị cho rằng: 50 bài thơ của chị là tác phẩm văn học, là tài sản sở hữu trí tuệ của chị, gắn liền với tên tuổi, nhân thân của chị nên không thể chia được. Chị cho rằng việc sáng tác của chị không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình, hầu hết chị sáng tác thơ tại phòng làm việc tại cơ quan lúc rảnh rỗi hoặc ở công viên.”33
Theo quy định của pháp luật thì tác phẩm văn học là tài sản sở hữu trí tuệ, là tài sản đặc biệt gắn với quyền nhân thân của chị X nên không thể là tài sản chung được. Với lại, chị X đã đăng ký bản quyền cho những bài thơ của chị rồi. Việc sáng tác thơ của chị X là thuộc về năng khiếu của một người. Chị X là tác giả thì chị X được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm này. Và đương nhiên chị X có các quyền tài sản đối với tác phẩm: Quyền hưởng nhuận bút; quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng dưới một số hình thức nhất định; quyền được nhận giải thưởng khi tác phẩm đạt giải. Hiện tại chưa có một văn bản quy định pháp lý nào quy định tác phẩm văn học sáng tác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng để có căn cứ chia tài sản theo yêu cầu của anh X được.
Tình huống tiếp theo là vụ nhiếp ảnh gia Na Sơn kiện thư viện Hà Nội ăn cắp ảnh của mình, vụ việc như sau:34 Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Thư viện Hà Nội đã tổ chức triển lãm trưng bày sách, báo ảnh trong đó có một bức ảnh chụp được chủ thích chụp vào thập niên 60, ghi lại cảnh một đôi uyên ương đi xe đạp trên phố. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Na Sơn đã lên tiếng tố cáo Thư viện Hà Nội sử dụng bức ảnh đó của mình mà không xin phép, và nói rằng, bức ảnh đó được chụp vào năm 2008. Bức ảnh đó được chụp theo hợp đồng thỏa thuận giữa anh Kiên và nhiếp ảnh gia Na Sơn với số tiền là 21 triệu đồng.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn khẳng định: Bức ảnh đó là bức ảnh ông chụp cho 1 đôi bạn ở phố cổ, nhằm phục dựng lại tinh thần Hà Nội cổ xưa và ngày chụp bức ảnh đó là ngày 27/6/2008 - Trên trang facebook cá nhân của mình, nhiếp ảnh gia Na Sơn còn dùng những lời lẽ gay gắt để chỉ trích Thư viện Hà Nội là đã ăn cắp bức ảnh của ông. Ông còn nói thêm rằng bức ảnh đó của ông đã bị ăn cắp một lần rồi ngay vào dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bên
33 Nguyễn Thị Huyền, Tác phẩm văn học có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?, http://toaan.gov.vn,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1751909&item_id=51955772&article_det ails=1 , ngày truy cập [22/11/2014].
34Theo H.Nguyên (tổng hợp), Vụ nhiếp ảnh gia Na Sơn tố Thư viện Hà Nội ăn cắp ảnh: Chủ nhân của bức ảnh lên
tiếng, http://tinmoi.vn, http://www.tinmoi.vn/vu-nhiep-anh-gia-na-son-to-thu-vien-ha-noi-an-cap-anh-chu-nhan-cua- buc-anh-len-tieng-011325309.html , ngày truy cập [24/11/2014].
cạnh đó, vẫn là những dòng trên trang cá nhân, Na Sơn đã khẳng định: “Chả có tranh chấp gì giữa người sáng tạo ra và nhân vật cả. Đấy là thỏa thuận riêng”.
Tuy nhiên, nhân vật trong bức ảnh là anh Dương Trung Kiên và chị Trịnh Thu Hường đã lên tiếng khẳng định việc Na Sơn lên tiếng như vậy là không chính xác bởi chẳng có một thỏa thuận nào giữa tôi và Na Sơn về bức ảnh này cả. Đây là bức ảnh trong bộ ảnh chụp năm 2008 của vợ chồng anh Kiên, chứ không phải là bức ảnh phục dựng lại tinh thần Hà Nội cổ xưa của anh Na Sơn.
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, chị Hường cho rằng “Anh Sơn dùng lời lẽ rất vô văn
hoá để lên án một sự việc văn hoá”.
"Chuyện bản quyền và sở hữu bộ ảnh cũng không nên bàn vì nó hiển nhiên là của vợ chồng tôi. Chúng tôi đã phải trả tiền cho bộ ảnh, chưa kể toàn bộ chi phí trang phục, ăn uống đi lại chụp ảnh. Điều khiến tôi thấy buồn nhất là ý tưởng và sự chuẩn bị của tôi đã bị hiểu nhầm thành ý tưởng và sự "phục dựng" của anh Na Sơn”.
Theo chị Hường: Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định là hình ảnh mình được phép công bố hay không và trong phạm vi nào. Bởi vậy, vợ chồng chị mới là chủ sở hữu của bức ảnh này. Mọi hoạt động in ấn, hay sao chép và công bố phải nhận được sự đồng ý của vợ chồng chị.
Theo như những tình tiết trong tình huống trên thì bức ảnh đó thuộc quyền sở hữu của vợ chồng anh Kiên, nhiếp ảnh gia Na Sơn chỉ làm việc theo hợp đồng mà thôi. Vì vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung 2009 thì anh Kiên sẽ là chủ sở hữu của bức ảnh và anh Kiên sẽ có các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ ai muốn sử dụng bức ảnh cũng đều phải được sự cho phép của anh Kiên. Còn ông Na Sơn chỉ là tác giả của bức ảnh mà thôi, ông chỉ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và ông không có quyền kiện Thư viện Hà nội về việc ăn cắp bức ảnh đó, người có quyền là anh Kiên chứ không phải Na Sơn. Tuy nhiên, anh Kiên phải thực hiện việc đăng ký quyền tác giả đối với những bức ảnh đó thì mới được pháp luật bảo hộ theo quy định, chính do anh không thực hiện việc đăng ký nên mới xảy ra tranh chấp không đáng có như vậy.