Quy định về nội dung đơn

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 36)

Trong đơn đăng ký quyền tác giả sẽ bao gồm 4 nội dung, chủ thể đăng ký quyền tác giả sẽ điền đầy đủ các thông tin cần thiết trong mẫu đơn bao gồm: Thông tin về người nộp tờ khai, thông tin về tác phẩm cần đăng ký, thông tin về tác giả và thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả.

Nội dung đơn đăng ký quyền tác giả theo Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (hiện nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:

Mẫu tờ khai gồm những nội dung sau:

- Người nộp tờ khai: Theo quy định thì người nộp tờ khai đăng ký quyền tác giả có thể là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế hoặc người được ủy quyền.

- Nêu rõ hồ sơ cho tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả: Việc đăng ký bảo hộ một tác phẩm thì người có quyền yêu cầu ghi nhận bảo hộ bằng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác

18 Khoản 2, Điều 38, Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

giả chỉ có thể là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả ở đây có thể là bất kỳ chủ thể nào được Luật Sở hữu trí tuệ quy định như đã đề cập ở phần chủ sở hữu quyền tác giả.

- Tên và loại hình tác phẩm đăng ký bảo hộ: Tác phẩm đăng ký bảo hộ có thể là tác phẩm viết, tác phẩm hội họa, tác phẩm điện ảnh hoặc chương trình máy tính… nghĩa là tác phẩm đó phải thuộc một trong các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ theo quy định về bảo hộ quyền tác giả.

- Ngày, tháng, năm công bố tác phẩm: Nếu tác phẩm chưa công bố thì ghi chưa công bố, tác phẩm được đăng ký bảo hộ có thể là tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, sao cho tác phẩm không rơi vào trường hợp đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định về thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- Nơi công bố: Gồm tên tỉnh/thành phố của nước mà tại đó tác phẩm đã được công bố (hoặc sẽ công bố nếu xác định được).

- Hình thức phát hành bản sao tác phẩm được lựa chọn: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể lựa chọn hình thức phát hành bản sao đối với tác phẩm chưa công bố, phổ biến hoặc ghi nhận hình thức phát hành bản sao đối với tác phẩm được công bố. Các hình thức phát hành bản sao như: xuất bản sách, ghi âm, ghi hình…

- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm: Phần này là phần trích yếu của tác phẩm, thể hiện một cách khái quát về nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, đối với một vài thể loại tác phẩm đặc thù, pháp luật có quy định riêng về bản sao tác phẩm thay cho nội dung trích yếu như: tác phẩm hội họa, tác phẩm kiến trúc…

- Thông tin về tác giả, các đồng tác giả: Gồm tên gọi chính thức, bút danh, bí danh (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email…

- Thông tin về chủ sở hữu, các đồng sở hữu quyền tác giả: Gồm tên gọi chính thức, tên gọi tắt (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email…

Mẫu tờ khai theo quy định tại Quyết định 88/2006/QĐ-BVHTTDL là mẫu số 1 (phụ lục A kèm theo)

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)