Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011 thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Vậy việc tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả được hiểu là bất kỳ công dân nào theo quy định của Luật Tố cáo cũng có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về lĩnh vực đăng ký quyền tác giả biết về hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký quyền tác giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo khi hành vi vi phạm đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
Những đối tượng sau đây có quyền nộp đơn tố cáo theo quy định của Điểm b, Khoản 1, Điều 45, Nghị định 100/2006/NĐ-CP: Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền tố cáo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Về thủ tục tố cáo quy định theo Điểm b Khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2006/NĐ-CP như sau: Người tố cáo phải có đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên; Kèm theo đơn tố cáo là các tài liệu, bằng chứng liên quan; Trong đơn phải nêu rõ những nội dung sau:
24 Điều 27, Luật Khiếu nại 2011.
25
- Ngày, tháng, năm tố cáo; - Tên, địa chỉ của người tố cáo;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo; - Nội dung, lý do tố cáo và yêu cầu của người tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.26
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.27
Khoản 3 Điều 45 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: Trong thời hạn theo quy định của pháp luật thì Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đối với trường hợp người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại, tố cáo tới cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 45 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Tóm lại, những quy định của pháp luật về vấn đề đăng ký quyền tác giả đối với những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định của pháp luật nêu trên có thể giúp chúng ta xác định cũng như nắm rõ được những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành việc đăng ký quyền tác giả. Bên cạnh đó, chúng ta có thể hiểu thêm về thời hạn cấp giấy chứng nhận cũng như việc cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
26 Khoản 1, Điều 21, Luật Tố cáo 2011.
27
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vấn đề quyền tác giả nói chung và thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nói riêng là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta. Tuy pháp luật đã có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản pháp luật có liên quan nhưng tình trạng xâm phạm quyền tác giả và những tranh chấp về quyền tác giả giữa các chủ thể vẫn diễn ra tràn lan, đáng báo động. Hệ thống pháp luật tuy đã tương đối hoàn thiện và đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tế nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Chính vì thế nên trong chương này, người viết sẽ tìm hiểu về tình hình đăng ký quyền tác giả; bên cạnh đó, người viết còn tiến hành tìm hiểu về những bất cập, vướng mắc phát sinh gây khó khăn cho quá trình đăng ký cũng như quá trình áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả kế tiếp là tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật.