Quy định về khiếu nại liên quan đến đăng ký quyền tác giả

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 46)

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Vậy có thể hiểu việc khiếu nại liên quan đến đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vấn đề đăng ký quyền tác giả xem xét lại quyết định khi họ có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. “Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.”23

Những đối tượng sau đây có quyền nộp đơn khiếu nại theo Điểm a Khoản 1 Điều 45 Nghị định 100/2006/NĐ-CP gồm: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tổ chức, cá nhân được ủy quyền có quyền khiếu nại việc cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Về thủ tục khiếu nại được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2006/NĐ-CP như sau: Người khiếu nại về việc đăng ký quyền tác giả phải có đơn gửi Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật; Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên; Kèm theo đơn khiếu nại là các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, hoặc quyết định huỷ bỏ hiệu lực, văn bản từ chối cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và các tài liệu, bằng chứng liên quan khác; Trong đơn phải nêu rõ những nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm khiếu nại; - Tên, địa chỉ của người khiếu nại;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; - Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại.

Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định: Đơn khiếu nại phải được gửi đến Cục Bản quyền tác giả Văn học - nghệ thuật trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

23 Khoản 1, Điều 8, Luật Khiếu nại 2011.

Về thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và phải báo cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết việc thụ lý giải quyết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.”24

Thời hạn giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp hơn thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.25

Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Bản quyền tác giả Văn học - nghệ thuật, người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thì trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại biết.

Một phần của tài liệu thủ tục đăng ký quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 46)