lược của ngân hàng và thực trạng của nền kinh tế
Nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng: Nhận diện các dấu hiệu rủi ro là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo dự báo sự phát triển của các ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại từng khách hàng để có những dự báo sớm nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Những dấu hiệu để nhận biết một khách hàng có nguy cơ rủi ro: Khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng, có dấu hiệu vay đảo nợ, khách hàng luôn che dấu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, địa điểm kinh doanh không ổn định, thiếu chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh lâu dài. Tương tự, ta cũng có thể chỉ ra những dấu hiệu nhận biết một khoản vay có rủi ro: Không trả gốc và lãi vay đúng hạn, vốn tự có tham gia vào dự án thấp, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, từ chối hay trì hoãn các yêu cầu chính đáng của Ngân hàng.
5.1.3 Tăng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Do vậy, lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Từ thực trạng phân tích cho thấy, dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn thấp so với nợ xấu, nằm ngoài khả năng bù đắp khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy Ngân hàng cần tăng trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với tình hình nợ xấu của NH. Tuy nhiên tăng khoản mục này sẽ làm tăng chi phí của NH, nhà quản trị cần thận trọng khi áp dụng giải pháp này để không làm giảm lợi nhuận của NH.
5.1.4 Thường xuyên theo dõi những biến động của tình hình kinh tế - xã hội trong, ngoài nước và tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của NH, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp việc xây dựng chính sách TD cho NH. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt:
+ Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường,…
+ Diễn biến về sự biến động của giá vàng và ngoại tệ trên thị trường, qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư và cho vay của NH. Hệ số rủi ro trong cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn.
Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề và các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro TD.
5.2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Đối với nhóm nợ quá hạn có tài sản đảm bảo, Ngân hàng cần ưu tiên xử lý trước:
Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi thì tiến hành xử lý ngay, thu hồi triệt để.
Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Phải bám sát những khách hàng có nợ quá hạn, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, nắm chắt sự vận động của đồng vốn TD, tư vấn cho khách hàng nhằm tạo cơ hội giải phóng vốn nhanh để trả nợ cho Ngân hàng.
Đối với nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan hoặc các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản thì sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ.
Đối với những tài sản xiết nợ, Ngân hàng tiến hàng phát mãi tài sản nhằm bù đắp một phần thiệt hạn do không thu hồi được nợ.
Các khoản nợ có khả năng thu một phần thì Ngân hàng tiến hành thu dần.
Đối với nhóm nợ thực sự khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh không thể tiếp tục do thiếu vốn, không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm, nguồn thu tương lai không có hoặc không đáng kể tùy từng đối tượng có các giải quyết sau:
Doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên qua tìm hiểu doanh nghiệp có một dự án khá tốt nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai. Ngân hàng nên mạnh dạn tài trợ cho dự án để vừa thu được nợ,
thu hồi vốn đầu tư và thu thêm được khoản lợi nhuận.
Nếu khách hàng gặp khó khăn không trả được nợ cho Ngân hàng do
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Thời gian qua là giai đoạn mà tình hình thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra, giá xăng dầu, giá vàng tăng với tốc độ nhanh, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến thương mại nước ta. Giá cả các hàng hóa trong nước tiếp tục tăng làm cho nguy cơ lạm phát tăng cao. Để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp để thặt chặt tiền tệ. Mặc dù chính sách tiền tệ thắt chặt đã đạt được nhiều thành công, song nhiều doanh nghiệp và ngân hàng cũng đối mặt với nhiều khó khăn.
Trong suốt mấy mươi năm hoạt động NH NNo & PTNT huyện Trà Ôn luôn đóng góp rất lớn vào doanh thu của Ngân hàng NNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù đã không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo giúp đỡ của NH tỉnh đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình phát triển bền bỉ phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Từ đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các dơn vị kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận nhiều nhất cho cho Ngân hàng, trong hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn phải đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, chính vì thế phòng giao dịch cần có những biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Qua phân tích bên trên ta có thể thấy rõ những điều đạt được của Ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 như sau:
Về kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong thời gian qua thu nhập có sự tăng trưởng rõ rệt tuy lợi nhuận có phần sụt giảm trong năm 2012 do chi phí tăng cao song nhìn chung kết quả đạt được vẫn là một thành tựu đáng khích lệ trong tình hình kinh tế có nhiều biến động. Nhất là vào năm 2013 tốc độ tăng trưởng của thu nhập khá cao, NH cần giữ vững và ngày càng phát huy hơn nữa thành tựu của mình.
Về tình hình nguồn vốn:
Tăng trưởng khá tốt qua 3 năm (2011-2013), vốn huy động của NH chủ yếu là TGTK của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Nguồn vốn huy động tăng mạnh chứng tỏ chi nhánh đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tin tưởng gửi tiền vào, bên cạnh đó Ngân hàng cũng phát triển nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Về hoạt động tín dụng:
Đây là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng, như phân tích ở phần trên ta thấy rõ sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là tương đối ổn định, quy mô
tín dụng không ngừng mở rộng và có xu hướng tăng trưởng tốt trong tương lai, công tác thu nợ cũng đạt hiệu quả khá tốt.
Về rủi ro tín dụng:
Tình hình nợ xấu biến động khá tốt qua 3 năm, chi nhánh luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn 2%. Nợ quá hạn theo thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn nhưng có xu hướng giảm, nợ quá hạn theo ngành kinh tế tập trung chủ yếu là ngành thương mại, dịch vụ cũng giảm qua các năm.
Nhìn chung thì tình hình hoạt động tín dụng của phòng giao dịch trong thời gian qua (2011-2013) diễn ra theo chiều hướng tốt, trong thời gian tới với những nổ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên cùng với những biện pháp tích cực cho hoạt động tín dụng, tin rằng Ngân hàng NNo & PTNT Trà Ôn sẽ ngày càng hiệu quả hơn, làm tăng uy tín cho Ngân hàng NNo nói chung và cho chi nhánh huyện Trà Ôn nói riêng..
Bên cạnh những kết quả đạt được Ngân hàng NNo Trà Ôn vẫn còn một số khó khăn mà tự bản thân chi nhánh không thể khắc phục được mà cần có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và làm tốt nhiệm vụ của mình.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện giải pháp 5.1.1 cần sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp Tỉnh, vì vậy em có kiến nghị sau:
Ngân hàng cấp Tỉnh cần thường xuyên xét tuyển thêm các cá nhân có năng lực chuyên môn, sắp xếp vào các vị trí phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Thực hiện điều chuyển một vài cán bộ xuống Chi nhánh để giảm tải công việc của các CBTD tại đây, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo Trà Ôn.
Chính quyền địa phương sẽ là nguồn hỗ trợ tốt nhất cho NH khi thực hiện các giải pháp 5.1.2:
Góp phần xây dựng quy trình quản lý rủi ro phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Các cơ quan chính quyền cần cung cấp thông tin, cũng như những thay đổi về định hướng phát triển kinh tế của Huyện, giúp cho ngân hàng có những chiến lược kinh doanh cụ thể, cân đối nguồn vốn hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bằng việc phát hiện ra những dự án kinh doanh mang tính khả thi cao, có khả năng tạo phúc lợi cho xã hội, và cho các CBTD biết để đánh giá và xét duyệt cho vay cho các đối tượng kinh doanh những dự án này.
Chính quyền địa phương cũng cần báo cho CBTD biết về tình hình sâu bệnh trên địa bàn tại từng thời điểm, để CBTD đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của KH, hay tư vấn cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế.
Các giải pháp có phát huy tốt hay không có liên quan mật thiết đến nhà quản trị NH và toàn thể cán bộ trong NH. Đòi hỏi sự chủ động tìm hiểu và
nắm bắt thông tin, thêm tinh thần học hỏi của tất cả các cán bộ thì giải pháp có thể phát huy tối đa vai trò, đưa rủi ro của NH trong tầm kiểm soát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại,
NXB Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại (2010). Quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách
trường Đại học Cần Thơ.
3. Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng NNo & PTNT huyện Trà Ôn năm 2011, 2012, 2013.
4. Thông tin thị trường , “Diễn biến giá cả nông sản năm 2013” Nông
nghiệp và nông thôn Vĩnh Long (tháng 11 số 146 năm 2013). Trang 28-30.
5. Trương Thanh Long, 2012. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng NNo & PTNT Chi nhánh Huyện Lai Vung. Luận văn Đại Học.
Trường Đại Học Cần Thơ.
6. Lý Hùng An, 2009. Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh Thị xã Bạc Liêu. Luận văn Đại
Học. Trường Đại Học Cần Thơ.
7. Một số cổng thông tin điện tử sau:
http://vneconomy.vn/2013122307267869P0C17/nhin-lai-thi-truong- bat-dong-san-2013-day-hay-chua-day.htm http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhinhthuchien?catego ryId=10000520 http://www.baomoi.com/Tong-quan-phat-trien-kinh-te-Viet-Nam-giai- doan-2011--2013/45/12794773.epi http://thvl.vn/?p=153586
Trang điện tử Ủy Ban Nhân dân huyện Trà Ôn:
PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU
(Do phòng tín dụng Ngân hàng cung cấp) ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
I. Vốn huy động 502278 649334 651827 1. Tiền gửi của Kho Bạc 7263 27831 22180 2. Tiền gửi của Khách hàng 495015 621503 629647 TG có kỳ hạn 481415 603525 606981 <12 tháng 469205 603407 429382 12 đến 24 tháng 11887 72 177476
>24 tháng 323 46 123
TG không kỳ hạn 13600 17978 22666 Trong đó huy động bằng USD 7800 5540 7155 Có kỳ hạn bằng USD 7745 5537 7155
Không kỳ hạn bằng USD 55 3 0
II. Dư nợ 328.811 360.487 439.098 1. Dư nợ theo thời hạn 328.811 360.487 439.098 Dư nợ Ngắn hạn 252.984 301.418 355.337 Dư nợ trung và dài hạn 75.827 59.069 83.761 2. Dư nợ theo phân loại nợ 328.811 360.487 439.098 Nợ đủ tiêu chuẩn 320.523 358.195 436.974
Nợ cần chú ý 4.029 180 157
Nợ dưới tiêu chuẩn 631 0 0
Nợ nghi ngờ 2.693 56 6
Nợ có khả năng mất vốn 935 2.056 1.961 III. Doanh số thu nợ 545.309 605.928 586.094 DSTN ngắn hạn 497.348 567.707 563.865 DSTN trung và dài hạn 47.961 38.221 22.229 IV. Doanh số cho vay 520968 637604 664706 DSCV ngắn hạn 503152 616142 617784 DSCV trung, dài hạn 17816 21462 46922
V. Nợ xấu 4.259 2.112 1.967
1.Nợ xấu theo ngành kinh tế 4.259 2.112 1.967 Thương mại dịch vụ 3.857 1.520 1.340 Trồng trọt cây ăn trái 66 93 89
Chăn nuôi 85 99 81
Kinh tế tổng hợp 241 382 442
2. Nợ xấu theo thời hạn 4259 2112 1967
Ngắn hạn 747 615 508
Trung và dài hạn 3512 1497 1459 VI. Kết quả kinh doanh
Doanh thu 92.816 95.078 130.518 Chi phí 69.632 76.829 105.037 Lợi nhuận 23.184 18.249 25.481 VII. Dự phòng rủi ro tín dụng 807 1581 775 VIII. Nợ quá hạn 8288 2292 2124
Trà Ôn, ngày…..tháng 4 năm 2014 GIÁM ĐỐC