Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 27)

Với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện

Trà Ôn luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kinh doanh của mình.

Trong hoạt động chủ yếu của NH, để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng vay thì đòi hỏi NH phải có nguồn vốn. Vốn được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công của NH, mà để có được nguồn vốn thì NH không thể dựa vào nguồn vốn cấp trên hay nguồn vốn tự có mà NH phải tiến hành huy động vốn. Vốn huy động là phương tiện tiền tệ do NH huy động bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi và các nghiệp vụ khác của NH để làm vốn kinh doanh.

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NH Nno & PTNT Huyện Trà Ôn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/1011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. VỐN HUY ĐỘNG 502.278 649.334 651.827 147.056 29,28 2.493 0,38 1. Tiền gửi của Kho Bạc 7.263 27.831 22.180 20.568 283,19 -5.651 -20,30 2. Tiền gửi của Khách hàng 495.015 621.503 629.647 126.488 25,55 8.144 1,31

II. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 0 0 0 0 - 0 -

TỔNG 502.278 649.334 651.827 147.056 29,28 2.493 0,38

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Hàng năm NH huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi kho bạc, tiền gửi của khách hàng không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi tiết kiệm. Huy động vốn là một trong những biện pháp giúp NH mở rộng TD, nâng cao hiệu quả hoạt động tạo uy tín cho NH, cùng với việc áp dụng lãi suất hấp dẫn có chính sách khuyến mãi, quảng cáo…Đã làm cho vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm.

Qua bảng số liệu cho thấy, nguồn vốn NH chủ yếu là nguồn vốn huy động, chiếm 100% nguồn vốn NH. Không có vốn điều chuyển, nguyên nhân là do nguồn vốn huy động đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho NH.

Nguồn vốn của NH tăng điều qua 3 năm, điều này cho thấy công tác huy động vốn của NH đạt hiệu quả cao. Do NH sử dụng đa dạng nhiều loại sản phẩm để huy động như gửi tiết kiệm có dự thưởng với tổng giá trị giải thưởng đến 16,4 tỷ đồng, tặng quà trong diệp tết đối với khách hàng thân thiết…

Vốn huy động của NH ta thấy chủ yếu được huy động từ tiền gửi của các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng vốn huy động, còn lại là tiền gửi của Kho bạc.

Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động của NH NNo & PTNT huyện Trà Ôn qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Ghi chú: USD đã được quy đổi sang VND

Chênh lệch

2012/1011 2013/2012

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền %

I. VỐN HUY ĐỘNG 502.278 649.334 651.827 147.056 29,28 2.493 0,38 1. Tiền gửi của Kho Bạc 7.263 27.831 22.180 20.568 283,19 -5.651 -20,30 2. Tiền gửi của Khách hàng 495.015 621.503 629.647 126.488 25,55 8.144 1,31 TG có kỳ hạn 481.415 603.525 606.981 122.110 25,36 3.456 0,57 <12 tháng 469.205 603.407 429.382 134.202 28,60 -174.025 -28,84 12 đến 24 tháng 11.887 72 177.476 -11.815 -99,39 177.404 246394,44 >24 tháng 323 46 123 -277 -85,76 77 167,39 TG không kỳ hạn 13.600 17.978 22.666 4.378 32,19 4,688 26,08 Trong đó huy động bằng USD 7.800 5.540 7.155 -2.260 -28,97 1.615 29,15 Có kỳ hạn bằng USD 7.745 5.537 7.155 -2.208 -28,51 1.618 29,22 Không kỳ hạn bằng USD 55 3 0 -52 -94,55 -3 -100,00

Tiền gửi của kho bạc

Là tiền gửi của kho bạc tại Ngân hàng để phục vụ cho việc chi trả thông qua ngân hàng. Năm 2011, tiền gửi của kho bạc chiếm tỷ trọng 1,44% trong tổng vốn huy động. Năm 2012, tiền gửi của kho bạc tăng mạnh so với năm 2011. Năm 2013, tiền gửi của kho bạc giảm hơn so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 3,4% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do sự điều tiết của chính phủ và do thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

Nhìn chung tiền gửi của kho bạc tại NH chiếm tỷ trọng không cao, do tiền gửi trong dân cư lớn, chiếm tỷ trọng trên 90%, trong khi tiền gửi của kho bạc chỉ giao động trong khoản 1- 4% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân làm lượng tiền gửi trong dân cư lớn là do tình hình kinh tế trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đầu tư gặp nhiều rủi ro, vì vậy nhu cầu tiết kiệm tăng cao.

Tiền gửi của khách hàng

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động vẫn là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng và là nguồn huy động khá ổn định nên thường là nguồn cung vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng. Các món tiền gửi từ cá nhân thường nhỏ nhưng do huy động từ số đông đã mang lại nguồn vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với nhóm khách hàng này tiền gửi chủ yếu là để nhận lãi suất, vì vậy ngân hàng chủ động đa dạng hóa các hình thức cũng như các biện pháp huy động nhằm chủ động khai thác triệt để nguồn vốn tạm thời có trong dân chúng. Thời gian qua Ngân hàng đã áp dụng biện pháp như: tuyên truyền, quảng cáo trên đài truyền thanh huyện và tại các xã trong huyện nơi có điều kiện huy động, trực tiếp gặp gỡ và tham khảo ý kiến của người dân, kết hợp với mở rộng các chiến lược tiếp thị, các hình thức khuyến mãi, quà tặng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng cho các dạng tiền gửi vào các dịp lễ tết, kỷ niệm.... Về hình thức huy động cũng đã áp dụng nhiều hình thức đa dạng về thời gian và lãi suất để thu hút khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, bên cạnh đó phong cách phục vụ ân cần chu đáo không những giữ chân khách hàng cũ mà còn tạo thêm uy tín để thu hút thêm khách hàng mới, nhờ đó mà vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng tăng điều qua 3 năm.

Đối với vốn điều chuyển, do hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động thì khi Chi nhánh thừa vốn sẽ có kế hoạch điều chuyển đi để tránh tình trạng ứ động vốn không sinh lời hoặc xin điều chuyển đến trong trường hợp thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Vì thế, Chi nhánh luôn được điều vốn từ nguồn hỗ trợ của ngân hàng trực thuộc cấp trên để góp phần giúp cho hoạt động của Chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển. Theo bảng số liệu trên cho thấy Ngân hàng NNo & PTNT Trà Ôn không nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng Tỉnh, điều đó nói lên rằng Chi nhánh hoàn toàn có thể tự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Nhìn chung tình hình huy động vốn bằng cách thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư của NH đạt hiệu quả, với thời hạn và lãi suất linh hoạt, thời hạn càng dài lãi suất càng cao, gửi tiền càng nhiều lãi suất càng cao. Song vẫn nằm trong khung lãi suất do NH NN quy định. Để tăng cường hiệu quả trong công tác huy động vốn, NH đã đặt chỉ tiêu cho từng cán bộ, thực hiện xét thi đua hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nhờ vậy mà nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Qua phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn của NH chủ yếu là vốn huy động từ dân cư. Vì vậy công tác huy động vốn là vô cùng quan trọng, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ vững chắc kết hợp với nhiều chương trình khuyến mãi, NH đã huy động được nguồn vốn lớn trong nền kinh tế. Ta có thể thấy công tác huy động vốn của NH ngày càng đạt hiệu quả cao, qua doanh số huy động ngày càng tăng trong bảng 4.2.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)