Phân tích tình hình dư nợ theo phân loại nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 38)

Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, còn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu.

Ta có bảng số liệu về tình hình dư nợ theo nhóm nợ qua các thời kỳ của chi nhánh như sau:

Bảng 4.7: Tình hình dư nợ của NH NNO & PTNT huyện Trà Ôn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 theo phân loại nợ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nợ đủ tiêu chuẩn 320.523 97,48 358.195 99,36 436.974 99,52 37.672 11,75 78.779 21,99 Nợ cần chú ý 4.029 1,23 180 0,05 157 0,04 -3.849 -95,53 -23 -12,78 Nợ dưới tiêu chuẩn 631 0,19 0 0,00 0 0,00 -631 -100,00 0 0,00 Nợ nghi ngờ 2.693 0,82 56 0,02 6 0,001 -2.637 -97,92 -50 -89,29 Nợ có khả năng mất vốn 935 0,28 2.056 0,57 1.961 0,45 1.121 119,89 -95 -4,62 Tổng 328.811 100 360.487 100 439.098 100 31.676 9,63 78611 21,81

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tình hình dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tốt. Tình hình cụ thể như sau:

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1):

Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nó chiếm trên 97% tổng dư nợ. Điều này cho thấy được công tác đánh giá khách hàng khi cho vay của NH là khá tốt. Nợ đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Vậy tỷ trọng khoản nợ này tăng liền 3 năm trong tổng các khoản mục nợ điều này cho thấy hoạt động tín dụng của NH luôn đạt hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã thực hiện đạt mục tiêu theo định hướng đã xây dựng là tăng trưởng dư nợ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2):

Qua 3 năm ta thấy nợ cần chú ý giảm nhanh cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân là do một số các khoản nợ nhóm 2 trong năm 2011 đã được thu hồi trong năm 2012 và đến năm 2013 tiếp tục thu hồi các khoản nợ nhóm 2, số khác được chuyển xuống nhóm dưới.

Nhìn chung, phòng giao dịch luôn chú trọng mục tiêu an toàn trong các khâu. Để làm tốt được điều đó phòng giao dịch đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt rủi ro tín dụng là rủi ro chính. Việc triển khai chính sách quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt và nhất quán trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, nên xem xét các nhóm nợ xấu mà cụ thể là các nhóm nợ 3, 4 và 5.

Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3):

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ nhóm này không còn trong năm 2012 và năm 2013, giảm 100% với năm 2011. Mặc dù dư nợ năm 2012 và năm 2013 tăng cao so với năm 2011 nhưng phần lớn giá trị tăng lên đều thuộc dư nợ nhóm 1 và 2, giá trị dư nợ nhóm 3 không còn là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện khá tốt, khách hàng làm ăn có hiệu quả nên trả được những khoản vay phát sinh. Đạt được kết quả như vậy là do phòng giao dịch đã ra sức nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn, một số khoản nợ chưa thu hồi được thì chuyển nhóm.

Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4):

Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn.

Qua 3 năm dư nợ thuộc nhóm 4 giảm rõ rệt cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân làm cho dư nợ nhóm này giảm mạnh là do khách hàng của NH kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực được NHNN ưu tiên về lãi suất, do NHNN

khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nên lãi suất cho vay đầu tư lĩnh vực này được điều chỉnh giảm. Từ đó người dân đầu tư sản xuất với chi phí không cao và có hiệu quả cao, đạt lợi nhuận, Ngân hàng thu được nợ giảm thiểu rủi ro mất vốn. Mặc khác cũng có những khoản nợ không thu hồi được và chuyển sang nhóm nợ có khả năng mất vốn. Trước vấn đề này NH cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời thu hồi nợ sớm nhất giảm thiểu rủi ro.

Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5):

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng, hầu hết là các khoản nợ từ nhóm trên chuyển xuống. Mặc dù tình hình kinh tế có từng bước phục hồi, song sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái quá lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể chuyển mình sau đó. Lợi nhuận không thể bù đắp khoản lỗ và trả lãi vay buộc doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Từ đó mà nợ nhóm 5 tăng lên trong năm 2012

Năm 2012 đối với những khoản vay lớn đã quá hạn, công tác phát mãi tài sản ở một số nơi còn nhiều khó khăn, cùng với đó là sự lơ là trong công tác giám sát, kiểm tra của cán bộ tín dụng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như phương án đã thỏa thuận với ngân hàng dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ khi có rủi ro, chính vì thế đã làm nợ nhóm 5 tăng rất nhanh 119,89% so với năm 2011, chất lượng tín dụng trong năm 2012 bị giảm sút nghiêm trọng.

Năm 2013 tình hình kinh tế diễn biến theo chiều hướng có lợi cho người dân kinh doanh sản xuất, thu nhập và khả năng trả nợ ngân hàng của người dân tăng lên. Đối với những khoản nợ có khả năng mất vốn, bản thân khách hàng không còn khả năng thanh toán, ngân hàng đã tiến hành thủ tục thanh lý, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Đối với những khách hàng có thiện ý hoàn trả nợ, ngân hàng cơ cấu lại thời hạn và chuyển sang nhóm nợ khác. Công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay của ngân hàng được đẩy mạnh để có những biện pháp kịp thời trước những tình huống xấu. Chính vì thế mặc dù dư nợ trong năm 2013 tăng nhưng nợ xấu lại giảm 4,62% so với năm 2012.

Nhìn chung tình hình nợ nhóm 5 có diễn biến xấu, NH cần chặt chẽ theo dõi các khoản nợ này và thu hồi ngay khi có thể. Ngoài ra NH cũng nên thực hiện đánh giá lại khách hàng và gia hạn thời hạn trả nợ, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động sản xuất có lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

Tóm lại với những biến động về dư nợ của các nhóm nợ thuộc nợ xấu là không tốt. Nguyên nhân chủ yếu của những sự biến động đó là do tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vay vốn trong từng giai đoạn rất khác nhau. Cùng với quá trình thu nợ bằng tài sản đảm bảo diễn ra chậm do thủ tục rườm rà, làm một số khoản nợ phải thu năm 2012 kéo dài sang năm 2013. Song tỷ lệ nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh và luôn đảm bảo nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ. Qua những số liệu trình bài ở trên phần nào cho ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh là tương đối tốt qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh

hạn chế. Đồng thời còn cho chúng ta thấy được công tác thu hồi và xử lý nợ xấu của chi nhánh là tương đối linh hoạt.

Trước những biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước. Ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng thời kỳ, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần phải kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nợ nhóm 5 của Ngân hàng có xu hướng tăng, đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này để hoạt động Tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 38)