MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 50)

DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2011-2013)

Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NH NNo & PTNT huyện Trà Ôn từ năm 2011 đến năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Doanh số thu nợ Triệu đồng 545.309 605.928 586.094 Doanh số cho vay Triệu đồng 520.968 637.604 664.706 Tổng vốn huy động Triệu đồng 502.278 649.334 651.827 Tổng dư nợ Triệu đồng 328.811 360.487 439.098

Nợ quá hạn Triệu đồng 8.288 2.292 2.124

Dư nợ bình quân Triệu đồng 340.982 344.649 399.793

Nợ xấu Triệu đồng 4.259 2.112 1.967

Dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 807 1.581 775

Hệ số rủi ro tín dụng % 1,30 0,59 0,45

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,60 1,76 1,47 Dự phòng rủi ro tín dụng/ Nợ xấu % 18,95 74,86 39,40 Thời gian thu nợ bình quân Ngày 225,11 204,77 245,57 Tổng dư nợ/Vốn huy động % 65,46 55,52 67,36

Hệ số thu nợ % 104,67 95,03 88,17

Nợ quá hạn/tổng dư nợ % 2,52 0,64 0,48

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Ghi chú:

Dư nợ bình quân: (Tính theo phương pháp bình quân gia quyền) dựa vào trị giá đầu năm, cuối năm:

2

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =

Bảng 4.11.1: Dư nợ bình quân của Chi nhánh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dư nợ đầu kỳ 353.152 328.811 360.487 Dư nợ cuối kỳ 328.811 360.487 439.098 Dư nợ bình quân 340.982 344.649 399.793

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

4.4.1 Hệ số rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng, nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất cứ Ngân hàng nào, điều đáng quan tâm là làm thế nào để giữ tỷ lệ này ở mức chấp nhận được và theo đúng khuyến cáo của NH tỉnh thì tỷ lệ này phải ≤ 2%.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng luôn ở mức độ an toàn và ngày càng giảm, đồng nghĩa với chất lượng tín dụng ngày càng cao. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta thời gian qua đang trong tình trạng khó khăn, chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước tình hình đó thì hoạt động NH cũng khó khăn, nhưng với sự nổ lực cố gắng của tập thể cán bộ Ngân hàng, bên cạnh đó một số khoản nợ xấu của những năm trước còn lại được hạch toán ngoại bảng, và việc trích lập dự phòng rủi ro của NH cũng làm giảm tỷ lệ này rất nhiều vào năm 2012 và 2013. Qua đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện khá tốt những yêu cầu về rủi ro tín dụng mà NHNN đã đưa ra đồng thời còn cho thấy công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng là rất tốt trong thời gian qua.

Từ đó cho ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, qua các năm ta thấy nợ xấu rất ít so với dư nợ là do Chi nhánh có khả năng thu hồi nợ tốt. Trong khi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, môi trường đầu tư tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn, trước hoàn cảnh đó mà Ngân hàng đạt được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 2% có thể nói đây là sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của NH. Trong thời gian tới muốn hoạt động kinh doanh của NH hiệu quả hơn nữa thì NH phải đề cao quyết tâm khắc phục nợ xấu, trong đó phải thực hiện tốt công tác thẩm định đối với khách hàng vay vốn là điều kiện trước tiên.

4.4.2 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu thể hiện chất lượng quản lý tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị đọng, vòng quay vốn chậm không thể thúc đẩy quá trình tái đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Nhìn chung chỉ tiêu này qua 3 năm có sự tiến triển tốt, do có sự giảm xuống rõ rệt. Cho thấy Nợ quá hạn của NH ngày càng giảm, đồng nghĩa với công tác thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả, hay khách hàng vay sản xuất kinh

doanh ngày càng tốt. Nguyên nhân là do sự hỗ trợ về lãi suất cho vay với khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên, đã và đang giúp người dân hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có lợi nhuận cao. Một tín hiệu đáng mừng cho ngành NH nói chung và cho NH Nno & PTNT huyện Trà Ôn nói riêng.

4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, xem thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng là tốt, hoạt động đưa vốn vào kinh doanh là có hiệu quả đồng thời làm cho vốn huy động của Ngân hàng không bị ứ đọng.

Song song với việc cho vay là công tác thu hồi nợ, để đánh giá được món vay là có chất lượng, sử dụng đúng mục đích thì ta phải dựa vào quan hệ trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm gần đây là khá nhanh. Vòng quay vốn tín dụng giảm là do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không đều nhau. Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp làm vòng quay vốn tín dụng ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư được duy trì, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.

4.4.5 Dự phòng rủi ro tín dụng trên Nợ xấu

Qua bảng 4.11 ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định, nhưng vẫn còn thấp. Tình hình nợ xấu giảm nhưng dự phòng rủi ro tín dụng lại nằm ngoài khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro. Ngân hàng cần thận trọng hơn khi xét duyệt cho vay, đồng thời theo dõi các khoản nợ xấu trên để kịp thời thu hồi. Ngân hàng phải xây dựng và từng bước cụ thể hóa các chính sách, quy trình và thủ tục nhằm xác định và đo lường chính xác rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm quản lý tốt hơn các rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng. Từ đó ngân hàng đưa ra quỹ dự phòng tín dụng hợp lý cho những khoản nợ xấu của ngân hàng để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

4.4.6 Thời gian thu nợ

Như đã phân tích, vòng quay vốn tín dụng của NH nhanh, vì vậy mà số ngày của thời gian thu nợ bình quân thấp. Điều này nói lên hoạt động tín dụng của NH đạt hiệu cao. hay hoạt động kiểm xoát rủi ro đạt kết quả tốt.

Có thể thấy tình hình thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của NH. Vì các món vay có tài sản đảm bảo chủ yếu điều là bất động sản. Vì vậy khi rủi ro xảy ra việc xử lý nợ của NH gặp không ít khó khăn.

4.4.7 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả.

Ta nhận thấy rằng tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của ngân hàng luôn tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn huy động

và dư nợ không đồng điều làm cho chỉ tiêu này có sự tăng giảm không cùng chiều hoàn toàn với VHĐ và dư nợ. Cụ thể, năm 2011chỉ tiêu này đạt 65,46% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn huy động được thì phòng giao dịch có thể tạo ra 65,46 đồng dư nợ mới. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 55,52%, năm 2013 tăng lên đạt 67,36%. Qua đây cho thấy chi nhánh luôn thừa một số vốn khá nhiều trong vốn huy động được, số vốn thừa sẽ được Chi nhánh bán về hội sở và nhận lãi suất, điều này có nghĩa khả năng huy động vốn của chi nhánh từ dân cư là rất cao. Qua các giá trị của tổng dư nợ trên tổng vốn huy động cho thấy chi nhánh đã thực hiện sử dụng nguồn vốn huy động được tương đối hiệu quả và không cần phải đi vay vốn từ hội sở.

4.4.8 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này cho biết số tiền thu hồi được của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Ngoài ra chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao.

Nhìn chung hệ số thu nợ của Chi nhánh qua các năm có chiều hướng giảm nhưng vẫn thuộc diện tốt. Cụ thể năm 2011 tỷ số này rất cao tới 104,67% tức là cứ 100 đồng cho vay thì Chi nhánh thu lại được 104,67 đồng, và chỉ số này giảm xuống 95,03% vào năm 2012 và tiếp tục giảm xuống còn 88,17% vào năm 2013, đây là một biểu hiện không tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tuy chỉ tiêu này có giảm nhưng không thể đánh giá công tác thu nợ của Chi nhánh là thấp vì tỷ lệ này vẫn còn rất cao, và trong tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế có nhiều biến động thì với chỉ số như thế này ta có thể thấy được sự cố gắng của cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong công tác thu nợ. Chi nhánh cần cố gắng giữ vững và phát huy hệ số lên càng lớn càng tốt. 4.5. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo &

PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

TDNH là một loại kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn liền với các điều kiện kinh tế chính trị của đất nước. Do đó, muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TD và quản trị rủi ro TD thì phải tìm ra nguyên nhân, yếu tố tác động đến TD. Do đó, tác giả đã nhận thấy và đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TD tại chi nhánh NHNo Trà Ôn như sau:

4.5.1. Từ phía ngân hàng

Bản thân Ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng bao gồm:

Thông tin về khách hàng bất cân xứng: Một khó khăn đối với các Ngân

hàng là luôn thiếu thông tin sạch về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng.

Công tác xử lý nợ quá hạn còn chậm vì tài sản đảm bảo là bất động sản,

mà thị trường bất động sản ở VN thiếu sự ổn định và rất đa dạng. Do đó gây khó khăn cho cán bộ TD trong quá trình xử lý. Mặc dù khoản vay đã có bảo hiểm nhưng đó không thể coi là bùa hộ mệnh đối với giá trị khoản vay. Đôi

khi cán bộ TD bỏ xót một số khâu trong quá trình thẩm định, gây ra rủi ro cho NH trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với NH rất khó khăn, do không thể bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà NH không thể kiểm soát do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Công tác dự báo rủi ro của Ngân hàng thiếu độ chính xác, hay dự báo sai: thiếu công tác dự báo về diễn biến kinh tế thị trường dẫn đến việc không

nắm bắt kịp thời cơ cũng như không lường trước được rủi ro xảy ra, gây tổn thất cho Ngân hàng.

Nhìn chung rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân sau: Hạn chế trong việc nắm bắt thị trường tiêu thụ nông sản. Một cá nhân, hộ gia đình hay một cơ sở có thể sản xuất có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh và được giá tại một thời điểm này nhưng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trường tiêu thụ, giá cả sụt giảm không đủ bù đắp chi phí dẫn đến vốn hoàn trả lâu,…sẽ phát sinh rủi ro cho phương án vay.

4.5.2. Từ phía khách hàng

Trong những năm qua tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao, thị trường bất động sản đóng băng, lại thêm thiên tai dịch bệnh… đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế dân cư, tổ chức. Hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa hoặc ngưng hoạt động. Trước tình hình đó khả năng thanh toán nợ vay là vấn đề hết sức nang giải, và cần có thời gian để phục hồi.

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: khách hàng vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng lại đi đầu tư ở những lĩnh vực khác như vàng hay ngoại tệ.. khi bị thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Điều này đã làm cho đồng vốn đầu tư không đạt hiệu quả như mong đợi.

Khách hàng chủ quan trong công tác phòng ngừa các loại dịch bệnh, đến khi bùng phát bệnh thì bị thua lỗ hoặc mất trắng, không còn khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Trình độ văn hóa còn thấp: Trình độ văn hoá của các hộ nông dân còn tương đối thấp cho nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thế cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH.

Dây dưa trong việc trả nợ: Nghiêm trọng hơn hết là trường hợp khách hàng dây dưa không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo Ngân hàng bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm. Với những khách hàng cố ý lừa đảo thì phần lớn Ngân hàng thiệt hại rất nhiều.

4.5.3. Từ đảm bảo tín dụng

Tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bất động sản không có khả năng thanh khoản, hay thời gian thanh khoản kéo dài gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng. Trong quá trình cho vay mà người bảo lãnh gặp phải những tình huống khó khăn như tai nạn, bệnh tật,… Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.

Để đảm bảo cho khoản vay Ngân hàng đòi hỏi khách hàng đem thế chấp, cầm cố tài sản. Thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn Ngân hàng là vấn đề luôn được Ngân hàng quan tâm. Thế chấp, cầm cố là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Công An, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn giai đoạn 20112013 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)