Các quy định về Công chứng viên

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất (Trang 50)

Theo quy định của Luật Công chứng thì tiêu chuẩn để trở thành Công chứng viên phải có đủ các điều kiện sau:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm Công chứng viên :

a) Có bằng cử nhân luật;

Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất c) Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;

d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng; đ) Có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng.42

Công chứng viên là một chức danh tư pháp, người được bổ nhiệm làm Công chứng viên phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định. Quy định như trên hoàn toàn hợp lý vì hoạt động công chứng đòi hỏi tính chuyên môn và chuyên nghiệp cao. Vai trò của Công chứng viên đối với xã hội là rất quan trọng, thông qua hoạt động của mình bảo đảm an toàn pháp lý và tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Do vậy, một người muốn trở thành Công chứng viên để hành nghề công chứng ngoài trình độ chuyên môn nhất định thì tất nhiên phải được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản mang tính đặc thù của nghề công chứng. Nhưng cũng theo Luật Công chứng lại có những quy định người được miễn đào tạo nghề công chứng:

1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên. 2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.

3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật43

Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn tập sự hành nghề công chứng44

Người được miễn đào tạo nghề công chứng, được miễn tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Công chứng viên...45

Phân tích các quy định trên nhận thấy sự bất hợp lý trong việc bổ nhiệm Công chứng viên đối với một số người khi có các tiêu chuẩn trên. Công chứng viên, kiểm sát viên, Luật sư... đều là các chức danh tư pháp. Ngoài trình độ chuyên môn là điều kiện

42khoản 1 Điều 13 Luật công chứng 2006

43

Điều 15 Luật công chứng 2006

44Điều 17 Luật công chứng 2006

Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất

bắt buộc họ đều phải trải qua một khóa học về các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với mỗi đặc thù công việc. Với những người không phải trải qua thời gian tập sự chắc chắn khi được bổ nhiệm để làm công việc hoàn toàn khác so với những công việc chuyên môn trước đây họ làm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Với quy định bất hợp lý này, vị trí của Công chứng viên bị hạ thấp đi so với các chức danh tư pháp khác.

Quy định thời gian tập sự bắt buộc đối với các nhân viên nghiệp vụ đã có thời gian làm việc trong tổ chức công chứng ngang bằng với thời gian tập sự của những người chưa từng công tác trong lĩnh vực đó cũng là một điều không hợp lý và không công bằng. Hàng ngày họ trực tiếp giúp Công chứng viên làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động công chứng nên họ có điều kiện học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt được quy trình làm việc... qua đó họ sẽ tích lũy được nhiều kỹ năng nghiệp vụ hơn những người chưa từng trải qua công việc này. Thực tế khi họ về tập sự thì họ lại làm chính những công việc hàng ngày mà họ vẫn làm, chỉ đợi đủ thời gian tập sự theo quy định của pháp luật là họ đề nghị bổ nhiệm. Như thế, đối với những người làm việc lâu năm trong nghề công chứng nhưng chưa có điều kiện tham dự lớp học nghề Công chứng viên sẽ rất thiệt thòi, mặt khác khi họ tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng mà được bổ nhiệm làm Công chứng viên ngay sẽ tăng được thời gian hành nghề của Công chứng viên, số lượng Công chứng viên cũng sẽ được tăng nhanh.

Quy định về trách nhiệm vật chất của Công chứng viên còn nhiều bất cập. Hiện nay vấn đề này vẫn còn thiếu những điều kiện để thực thi như: chưa có quy định về mức bảo hiểm mà Văn phòng công chứng phải mua cho Công chứng viên của tổ chức mình, chưa xây dựng được khung bảo hiểm cho loại hình này khi có thiệt hại xảy ra. Cùng thực hiện hoạt động công chứng, nhưng ở Văn phòng công chứng thì phải mua bảo hiểm còn ở Phòng Công chứng thì vấn đề này không được đặt ra, như vậy là không công bằng khi xảy ra thiệt hại do lỗi của Công chứng viên thì lấy kinh phí ở đâu ra bồi thường, kể cả trong trường hợp Phòng Công chứng xây dựng được quỹ dự phòng để bồi thường những trường hợp này thì cũng không hợp lý vì nhiều khi thiệt hại là rất lớn

Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất

so với số tiền trong quỹ dự phòng và không thể bắt mọi người cùng phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi của một người. Việc quy định Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm chứ không phải là Công chứng viên cũng là quy định không hợp lý. Vai trò, trách nhiệm của Công chứng viên mang tính cá nhân cao, để nâng cao trách nhiệm của Công chứng viên khi hành nghề cần phải quy định bắt buộc Công chứng viên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bất kể Công chứng viên đó hành nghề trong tổ chức hành nghề công chứng nào.

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất (Trang 50)