Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất (Trang 25)

Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhằm hoàn thiện việc thi hành Luật công chứng. Hiện tại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2012 về Quy tắc Đạo đức hành nghề Công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội. Quy tắc Đạo đức hành nghề Công chứng cũng quy định trách nhiệm của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp trong việc thực hiện, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Đồng thời, quy định việc ghi nhận, vinh danh đối với công chứng viên gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và xử lý vi phạm đối với Công chứng viên thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Để hoàn thành công việc được Nhà nước trao quyền, công chứng viên phải gương mẫu trong hành vi, lối sống, tôn trọng người dân, thực hiện công việc tuân theo quy định pháp luật. Đạo đức hành nghề công chứng là việc thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín, thanh danh nghề nghiệp, xứng đáng với sự ủy thác của Nhà nước, sự tôn trọng và tin cậy của nhân dân. Đạo đức hành nghề công chứng là sự chuẩn mực về phẩm chất, chuẩn mực về xử sự trong khi hành nghề. Sự chuẩn mực đó được thể hiện trong quan hệ với đồng nghiệp của tổ chức mà công chứng viên đang hành nghề công chứng và cũng là mối quan hệ với đồng nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng khác. Đó là, sự thể hiện chân tình, thân thiện, giúp đỡ nhau, chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong công tác về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đời sống hàng ngày đối với đồng nghiệp. Sự chuẩn mực về đạo đức hành nghề công chứng luôn là điều kiện cần khi quan hệ với cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng.

Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất

Đạo đức nghề hành nghề công chứng chính là không ngừng phấn đấu, trau dồi phẩm chất, chú trọng nâng cao trình độ, thường xuyên học tập, nghiên cứu kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; tích cực tham gia các hoạt động, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp trong hoạt động công chứng, là sự tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín cho đồng nghiệp, có thái độ thân thiện, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đó là quan hệ hợp tác, bình đẳng giữa công chứng viên với nhân viên nghiệp vụ, Trưởng phòng, Trưởng văn phòng công chứng trong hoạt động công chứng.

Đối với người yêu cầu công chứng, đạo đức hành nghề công chứng là thể hiện sự văn minh, lịch sự khi tiếp xúc với người dân, khi thực hiện việc công chứng, công chứng viên cần có thiện chí và phải tư vấn cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về hệ quả pháp lý phát sinh sau khi hợp đồng, giao dịch được công chứng. Công chứng viên phải có trách nhiệm hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng lựa chọn hình thức văn bản công chứng phù hợp để bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên cần tận tình, hòa nhã giải đáp thắc mắc của người yêu cầu công chứng để họ hiểu đúng pháp luật, ý chí của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Công chứng viên cần giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước, về quyền được khiếu nại, tố cáo của người yêu cầu công chứng khi tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.

Ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về Nguyên tắc hành nghề công chứng, Luật công chứng còn có quy định tại Điều 12 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên như: không được sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng, không đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác ngoài phí, thù lao công chứng và chi phí khác đã được thoả thuận; không nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng, không sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để phục vụ lợi ích cá nhân, không công chứng đối với trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Có thể nói mọi hành vi tác nghiệp của công chứng viên đều

Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất

liên quan đến các quy định trong các điều của Luật công chứng. Do vậy, vai trò, vị trí của công chứng viên rất quan trọng nhưng cũng khá nặng nề nếu không thận trọng, cẩu thả, yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ sẽ dễ phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)