Theo Điều 2 Luật Công chứng, “công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Bên cạnh đó, “Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ thời gian, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, chữ ký trong hợp đồng, giao dịch là đúng chữ ký của người tham gia
Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất
hợp đồng, giao dịch”30. Như vậy trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng là rất cao và công chứng viên phải tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về văn bản công chứng. Khi thi hành Luật Công chứng thì trên thực tế, tồn tại hai hình thức hành nghề công chứng. Đó là Phòng công chứng và văn phòng công chứng: Nếu công chứng viên làm việc trong các Phòng công chứng (là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp) thì họ là công chức hoặc viên chức nhà nước theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010); công chứng viên làm việc trong các văn phòng công chứng thì không là công chức hay viên chức nhà nước. Như vậy khi những người này tiến hành công chứng và gây thiệt hại, vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra thì áp dụng Luật bồi thường trách nhiệm của nhà nước hay Luật công chứng hay Bộ luật dân sự ?
- Nếu công chứng viên tại văn phòng công chứng gây thiệt hại, chúng ta không áp dụng các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vì họ không phải là viên chức nhà nước. Còn đối với công chứng viên tại Phòng công chứng, chúng ta cũng không thể áp dụng Luật bồi thường trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ với người bị thiệt hại vì “Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”31
. Ở đây, hành vi của công chứng viên không phải là hành vi “trong hoạt động tố tụng, thi hành án”. Do đó, nếu muốn áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì phải chứng minh được rằng, hành vi của công chứng viên thuộc Phòng công chứng nằm “trong hoạt động quản lý hành chính”. Tuy nhiên, rất khó khẳng định hành vi công chứng là “hoạt động quản lý hành chính”.
- Luật Công chứng cũng không quy định “công chứng viên có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại” mà quy định rằng “tổ chức hành
30Điều 5 Luật Công chứng 2006
Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất
nghề công chứng” có nghĩa vụ “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”.32
- Bộ luật dân sự cũng không quy định thực sự rõ ràng về vấn đề này. Bộ luật dân sự chỉ quy định trách nhiệm của tổ chức công chứng “thực hiện thay” trách nhiệm của công chứng viên và công chứng viên có trách nhiệm bồi hoàn lại cho tổ chức công chứng. Nếu thiệt hại gây ra do công chứng viên thuộc Phòng công chứng thì chúng ta có thể áp dụng Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.” Nếu thiệt hại gây ra do công chứng viên thuộc Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, chúng ta có thể áp dụng Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”. Nếu thiệt hại gây ra do công chứng viên thuộc Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, chúng ta có thể áp dụng Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”.
Vì thế, nếu trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại của tổ chức công chứng không thoả mãn thì vẫn còn trách nhiệm của công chứng viên nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp công chứng viên bồi thường thiệt hại.
32
Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất