Văn bản công chứng được tạo lập theo một trình tự, thủ tục luật định và dưới hình thức bắt buộc và lại được chứng nhận bởi cá nhân có thẩm quyền nên giá trị pháp lý của văn bản công chứng cao hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Khoản 1 điều 6 Luật Công chứng quy định: “ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác”. Văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các bên có nghĩa là những gì đã thỏa thuận trong văn bản công chứng thì có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên trong giao dịch đó. Trước hết xét trong mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thì hiển nhiên là những gì họ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy không phải là quy định mang tính truyền thống nhưng giá trị thi hành (giá trị thực hiện) của văn bản công chứng cũng đã được nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nước ta ghi nhận. Qua từng thời kỳ, quy định về giá trị thi hành của văn bản công chứng ngày càng được hoàn thiện. Chúng ta thấy văn bản công chứng không những chỉ có giá trị thi hành với các bên trực tiếp giao kết hợp đồng, giao dịch mà còn có hiệu lực cả với những bên khác liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó. Bằng cách quy định văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với "các bên liên quan", chúng ta hoàn toàn có thể hiểu đây là cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính quy định này đảm bảo các cơ quan nhà nước mang tính công quyền thuộc nhiều nhánh quyền lực khác nhau phải tuân thủ, thực thi mọi điều khoản, điều kiện của một hợp đồng, giao dịch đã được công chứng ngay cả khi những hợp đồng, giao dịch này được chứng nhận bởi công chứng viên không phải là viên chức nhà nước, hành nghề trong một văn phòng công chứng. Đặc biệt, lần đầu tiên cách thức đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công
Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất
chứng đã được ghi nhận tại Luật Công chứng năm 2006. Căn cứ vào điều luật nêu trên, chúng ta thấy có hai cách thức được pháp luật quy định để đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công chứng. Cách thứ nhất là khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và cách thứ hai là các bên đương sự trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có thể tự thỏa thuận cách thức đảm bảo giá trị thi hành của văn bản công chứng. Nếu như cách thức thứ nhất mang tính nguyên tắc thì cách thức thứ hai lại là một quy định hoàn toàn mới, thể hiện quan điểm mềm dẻo trong việc xác định cơ chế đảm bảo giá trị thi hành cho văn bản công chứng. Như vậy, các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch có quyền thỏa thuận trước cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Cách thức giải quyết ở đây có thể bao gồm chỉ định sẵn cơ quan, cá nhân đóng vai trò trọng tài đứng ra phân xử, tài sản bảo đảm cũng như giá trị tài sản bảo đảm... Quy định như vậy tạo ra hành lang pháp lý để các bên giảm thiểu thời gian cũng như chi phí dành cho giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giảm áp lực công việc lên hệ thống cơ quan Tòa án vốn đang bị quá tải.