Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta cũng như một số quốc gia khác đang xếp công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp. Như vậy có thể hiểu công chứng ra đời, tồn tại nhằm phục vụ chủ yếu cho công việc tài phán của cơ quan Tòa án. Ngay tại Thông tư 574/ QLTPK chức năng này đã được khẳng định qua việc quy định mục đích của công chứng là “ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi” và tại Điều 1 Nghị định số 45/HĐBT ghi nhận : “Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ ” và Điều 1 Nghị định số 31/CP: “ Các hợp đồng, giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu.”. Đến Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP thì giá trị chứng cứ của văn bản công chứng đã được xem trọng hơn khi lần đầu tiên giá trị pháp lý trong đó có giá trị chứng cứ của văn bản công chứng được quy định tại riêng một điều luật : “Văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực
Đề tài : Giá trị pháp lý của công chứng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất
hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.”29
Và “Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”. Từ nội dung các điều luật nêu trên, chúng ta thấy giá trị chứng cứ của văn bản công chứng hay nói chính xác hơn là giá trị chứng cứ của sự kiện, tình tiết trong văn bản công chứng thì không cần phải chứng minh trong các thủ tục hành chính hay thủ tục tố tụng. Văn bản công chứng chứa đựng những sự kiện, tình tiết, thỏa thuận của các bên đương sự trong một hợp đồng, giao dịch nhất định và được tạo lập theo một trình tự, thủ tục phức tạp do luật định, được xác lập dựa trên giấy tờ, tài liệu đáng tin cậy... và do được tạo lập trước khi xảy ra tranh chấp, nên rõ ràng đây là nguồn chứng cứ có giá trị pháp lý cao hơn hẳn nguồn chứng cứ khác hay nói cách khác đây là nguồn của những "chứng cứ không phải chứng minh". Vấn đề này đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011: “ Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh: Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp ”.