55và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 55)

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

55và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao

và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục;

d) Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học, hiệu quả.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học trở lên hoặc tốt nghiệp trường đại học có chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại các trường, khoa sư phạm tiểu học;

b) Có thâm niên ở chức danh giáo viên tiểu học hạng III tối thiểu là 5 năm; c) Có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trình độ A trở lên, trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc để phục vụ giảng dạy, giáo dục học sinh thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A;

d) Sử dụng thảnh thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng trong dạy học và giáo dục;

đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng về Tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học cao cấp;

e) Tham gia bồi dưỡng thường xuyên có kết quả xếp loại giỏi.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Có kiến thức vững vàng về nội dung các môn học và phương pháp, kỹ năng sư phạm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi học sinh; có năng lực chỉ đạo, tổ chức, phối hợp với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học;

b) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới ngành giáo dục;

c) Có khả năng đề xuất những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường và địa phương; có khả năng hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học được cấp huyện trở lên công nhận;

đ) Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 lần trở lên hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;e) Có 3 năm xếp loại xuất sắc theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học./.

56 ĐỀ XUẤT ĐỀ XUẤT

Về cơ cấu các hạng chức danh nghề nghiệp trong trường tiểu học ---

Về cơ cấu các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong trường tiểu học, trên cơ sở ý kiến của các địa phương trong các cuộc Hội thảo, Tư vấn đề xuất cơ cấu các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong một trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia như sau:

Giáo viên tiểu học cao cấp (Giáo viên tiểu học hạng II) 15% đến 20%. Giáo viên tiểu học chính (Giáo viên tiểu học hạng III) 25% đến 30%. Giáo viên tiểu học (Giáo viên tiểu học hạng IV) 50% đến 60%.

Nếu trường tiu hc đạt chun quc gia thì t l s thay đổi. Trường đạt mc

độ cao hơn s có t l cơ cu GV hng II và hng III cao hơn.

Vi Trường đạt chun quc gia mc độ I, đề xut cơ cu như sau:

Giáo viên tiểu học cao cấp (Giáo viên tiểu học hạng II) 25% đến 35%. Giáo viên tiểu học chính (Giáo viên tiểu học hạng III) 35% đến 50%. % còn lại là giáo viên tiểu học (Giáo viên tiểu học hạng IV).

Vi Trường đạt chun quc gia mc độ II, đề xut cơ cu như sau:

Giáo viên tiểu học cao cấp (Giáo viên tiểu học hạng II) 30% đến 45%. Giáo viên tiểu học chính (Giáo viên tiểu học hạng III) 40% đến 55%. % còn lại là giáo viên tiểu học (Giáo viên tiểu học hạng IV)./.

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 55)