Giáo viên dạy lớp ghép phải đạt được các yêu cầu của khung năng lực quy định đối với giáo viên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:
5.1. Năng lực tổng hợp
a) Dạy được tất cả các lớp ở cấp tiểu học và đạt chuẩn nghề nghiệp từ loại khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép;
c) Nắm chắc và vận dụng linh hoạt, hợp lý các quy định trong hướng dẫn quản lý và tổ chức lớp ghép phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của lớp học;
d) Có khả năng và tổ chức được lớp học, bài học, thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh để đảm bảo cho tất cả các học sinh thuộc các nhóm trình độ được học tập trong môi trường an toàn và tham gia tích cực vào các hoạt động cá nhân, theo nhóm; cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định tại chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT;
42 e) Có khả năng phân tích và lựa chọn được nội dung chương trình của lớp ghép e) Có khả năng phân tích và lựa chọn được nội dung chương trình của lớp ghép để xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo ngoài 2 môn Tiếng Việt và Toán là dạy học theo đúng nội dung, chương trình cho từng nhóm trình độ, các môn còn lại có thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau, trong đó nội dung, chương trính của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng.
5.2. Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá học sinh
a) Có khả năng quản lý, kiếm soát được hành vi của học sinh theo cách công bằng, tế nhị, tôn trọng và nhất quán thông qua việc sử dụng các hình thức động viên, khích lệ, nhắc nhở thích hợp;
b) Nắm chắc khả năng nhận thức của các đối tượng, nhóm trình độ học sinh và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của lớp học.
5.3. Năng lực phối hợp hành động
a) Phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học trong mỗi buổi học; dạy học chung cho cả lớp, dạy học riêng từng nhóm trình độ, dạy học cho mỗi cá nhân học sinh; phân bổ thời gian làm việc với các nhóm trình độ trong từng tiết học một cách hợp lý đảm bảo thời lượng thực học hiệu quả trong mỗi tiết học cho tất cả học sinh;
b) Khai thác được biện pháp sử dụng phiếu giao việc trong quá trình dạy học để phát huy khả năng học tập độc lập và hợp tác nhóm của học sinh; tăng cường khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa học sinh của các nhóm trình độ và giữa học sinh khá, giỏi với học sinh yếu;
c) Biết ghép được những bài học kiến thức với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở các trình độ khác nhau.
5.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản
Thành thạo trong việc xây dựng và thực hiện được khung kế hoạch dạy học và khung kế hoạch bài học. Kế hoạch bài học thể hiện được các hoạt động dạy học chủ yếu của giáo viên, hoạt động học của học sinh ở các nhóm trình độ khác nhau và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động này.