VỊ TRÍ GIÁO VIÊN-TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘ

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 42)

Giáo viên-Tổng phụ trách Đội phải đạt được các yêu cầu của khung năng lực quy định đối với giáo viên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

6.1. Năng lực tổng hợp

a) Có sự hiểu biết về tổ chức Đoàn, Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, về nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội thiếu niên, trong trường học, về các phong trào, các chủ đề hoạt động và cuộc vận động lớn của Đội thiếu niên, sao nhi đồng và biết tổ

43 chức phát động phong trào, tổ chức thực hiện được các chủ đề, các cuộc vận chức phát động phong trào, tổ chức thực hiện được các chủ đề, các cuộc vận động của Đội thiếu niên, sao nhi đồng ở trường tiểu học;

b) Có sự hiểu biết về chủ trương , đường lối, chính sách, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động Đội thiếu niên, sao nhi đồng; d) Nắm chắc và tổ chức thực hiện được các quy định về nội dung, phương pháp,

hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở giáo dục tiểu học;

e) Có khả năng tham mưu, đề xuất với lãnh đạo nhà trường về nội dung hoạt động công tác Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng ủng hộ, tạo điều kiện cho hoạt động của Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các biện pháp khả thi, tích cực triển khai thực hiện;

f) Có khả năng thuyết trình trước tập thể đông người;

g) Có khả năng tổ chức hoạt động thi đua về công tác Đội thiếu niên, Sao nhi đồng trong nhà trường;

h) Có khả năng đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai, phổ biến các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến về công tác Đội thiếu niên, Sao nhi đồng.

6.2. Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá học sinh

a) Có khả năng quản lý, kiếm soát được hành vi của học sinh theo cách công bằng, tế nhị, tôn trọng và nhất quán thông qua việc sử dụng các hình thức động viên, khích lệ, nhắc nhở thích hợp;

a) Có khả năng tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng các hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng của các lớp trong nhà trường theo quy định.

6.3. Năng lực điều hành, phối hợp hành động

a) Có khả năng hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm lớp về nghiệp vụ công tác Đội thiếu niên, sao nhi đồng;

b) Có khả năng và phối hợp được với giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên, nhân viên trong trường tham gia tổ chức, quản lý hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tham gia phong trào xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, có môi trường học tập kỹ cương, an toàn, trách nhiệm;

c) Có khả năng và điều hành được các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của toàn trường, của các khối lớp, của toàn Liên chi Đội thiếu niên, Sao nhi đồng.

44 a) Thành thạo trong việc lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội a) Thành thạo trong việc lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng và thực hiện được kế hoạch, chương trình hoạt động đó;

b)Thành thạo trong việc xây dựng báo cáo công tác Đội thiếu niên, Sao nhi đồng và đúc rút, tổng kết sáng kiến kinh nghiệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn, tư vấn hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng trong trường học.

Chú thích: Về các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của các nhân viên, tham khảo các quy định sau:

1. Quy định đạo đức nghề nghiệp: Tại “Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp” của Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

“1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.”

2. Nhân viên thư viện trường học : căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD7ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Điều 7, của Quy chế: “Giáo viên phụ trách công tác thư viện phải tốt nghiệp sư phạm từ trung học trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện. Nếu là người phụ trách thư viện được đào tạo từ các trường nghiệp vụ thư viện, thông tin văn hóa thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên phụ trách công tác thư viện”;

45 3. Nhân viên thiết bị dạy học: Căn cứ Chương trình bồi dưỡng chuyên môn 3. Nhân viên thiết bị dạy học: Căn cứ Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công các thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 74/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 05/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối tượng được bồi dưỡng: “ Viên chức đang làm công tác thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Người có trình độ nghề nghiệp từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên sẽ được tuyển vào làm viên chức công tác thiết bị dạy học”.

4. Nhân viên y tế trường học: Căn cứ Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học và trường có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư Liên tịch số 18/2011/TTLT-BGD ĐT-BYT ngày 28/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế Quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều 18 của Thông tư Liên tịch có quy định: “ Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp y trở lên thuộc biên chế chính thức của nhà trường”.

5. Nhân viên văn thư : căn cứ tiêu chuẩn chức danh mã số ngạch 01.008 Bộ Nội vụ ban hành.

6. Nhân viên kế toán: Căn cứ quy định tiêu chuẩn chức danh của Kế toán viên trung cấp mã số 06.032 do Bộ Tài chính ban hành.

7. Nhân viên bảo vệ: Căn cứ tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ quy định tại Điều 6 Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

46 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC (SEQAP) (SEQAP)

---

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 42)