1.VỊ TRÍ HIỆU TRƯỞNG
1.1.Năng lực tổng hợp
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục; am hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học, các Điều lệ, Quy chế, Quy định của ngành liên quan đến quản lý, chỉ đạo công tác giảng dạy và học tập ở cấp tiểu học;
b) Có kiến thức về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học. Có hiểu biết về nội dung, nghiệp vụ và cơ chế quản lý nhà nước, quản lý giáo dục;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục;
d) Có khả năng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường và các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học;
e) Có khả năng quản lý, điều hành tổ chức bộ máy nhà trường và chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục có hiệu quả phù hợp với đối tượng, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương theo các quy định hiện hành và thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo quy định;
34 f) Có khả năng hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ giáo viên sử dụng các phương pháp f) Có khả năng hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục để phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
g) Có khả năng tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương;
h) Có khả năng quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đồ dùng dạy học và huy động các nguồn lực xã hội có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, thực hành tiết kiệm chống lảng phí trong trường học;
i) Có khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và sử dụng các nội dung thông tin từ nhà trường và các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của nhà trường;
j) Có khả năng tổ chức hoạt động, phát động phong trào thi đua trong nhà trường ;
1.2.Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá
a)Hiểu được về hoàn cảnh kinh tế, xã hội, gia đình giáo viên, nhân viên và tâm sinh lý học sinh; hiểu và nắm vững từng đối tượng, biết khích lệ, động viên và can thiệp kịp thời khi cần thiết;
b)Có khả năng tổ chức kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định. Biết sử dụng phương pháp thích hợp để tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công việc, học tập, rèn luyện của giáo viên, nhân viên, học sinh;
c) Có khả năng thẩm định, lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh các đề kiểm tra định kỳ do tổ chuyên môn đề xuất để kiểm tra, đánh giá học sinh;
d)Có khả năng tổ chức thi và chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường;
e) Có khả năng đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai, phổ biến các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến; thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý trường học và chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3. Năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn
a) Có khả năng tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn và khả năng phát hiện, tham mưu, đề xuất với các cấp quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề mới, phát sinh trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường, địa phương;
b) Có khả năng phân tích, phát hiện, đánh giá hiện tượng, vấn đề, các tình huống, các vi phạm phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động của nhà trường và biết lựa chọn, xử lý, đưa ra các quyết định, phương pháp giải quyết các tình huống phù hợp, khả thi để giải quyết;
c) Có khả năng tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
35 a) Có khả năng giao tiếp và ứng xử tốt với người khác, bao gồm việc đưa ra và a) Có khả năng giao tiếp và ứng xử tốt với người khác, bao gồm việc đưa ra và tiếp nhận các ý kiến phản hồi về chất lượng công tác quản lý, chất lượng dạy và học, chất lượng các hoạt động giáo dục khác. Tôn trọng, dân chủ, đối xử công bằng, giúp đỡ học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường; hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh, hợp tác với chính quyền và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh;
b) Có khả năng tham mưu, thuyết phục, tư vấn để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và biết tổ chức huy động, thu hút, tập hợp, sử dụng các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả;
c) Có khả năng tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Ngành về công tác giáo dục và đào tạo, về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học trong cha mẹ học sinh và cộng đồng;
d) Có khả năng tập hợp giáo viên, nhân viên thành khối đoàn kết, thống nhất để thực hiện các hoạt động giáo dục có hiệu quả cao, được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Biết thể hiện là tấm gương trong tập thể sư phạm của nhà trường;
e) Có khả năng khai thác, động viên và sử dụng mặt mạnh của các tổ chức, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường để phân công đảm nhận các vị trí việc làm phù hợp;
f) Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm, công tâm; biết gương mẫu và vận động mọi người chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; g) Có khả năng giải quyết xung đột, mâu thuẩn phát sinh trong đơn vị.
1.5. Năng lực điều hành và phối hợp hành động
a) Có khả năng và biết vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận, cơ chế và nghiệp vụ quản lý giáo dục vào công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành nhà trường;
b) Có khả năng tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường phát huy thế mạnh của tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
c) Có khả năng xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Biết cách thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và sử dụng các nội dung thông tin từ nhà trường và các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của nhà trường;
d) Biết tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng, tổ chức kinh tế-xã hội thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh;
36 e) Có khả năng bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực trong nhà e) Có khả năng bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực trong nhà
trường.
1.6. Kỹ năng soạn thảo văn bản
a) Có khả năng soạn thảo được và hướng dẫn soạn thảo các loại văn bản: quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường; kế hoạch hoạt động giáo dục hàng năm; kế hoạch hoạt động từng học kỳ; kế hoạch công tác tháng, tuần; lập thời khóa biểu phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện thực tế của trường, địa phương; các loại báo cáo khác theo quy định; b) Có khả năng hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong việc nhận biết, xử lý và sử
dụng các loại hình văn bản và soạn thảo văn bản đúng thể thức, loại hình phục vụ kịp thời công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường.