Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 37)

a) Hiểu được hoàn cảnh kinh tế, xã hội, gia đình học sinh (ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, kinh tế-xã hội) và đặc điểm, sự phát triển về thể chất, xã hội và trí tuệ của học sinh;

b) Hiểu được cách học của học sinh và biết hướng dẫn học sinh cách học có hiệu quả;

c) Có khả năng và biết sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp để theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đảm bảo yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai, dân chủ và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học;

d) Có khả năng phân hóa đối tượng học sinh và biết lựa chọn, sử dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục, giúp đỡ học sinh phù hợp với từng nhóm đối tượng;

e) Có khả năng ra đề kiểm tra định kỳ đánh giá kết quả học tập của học sinh; f) Biết phương pháp hỗ trợ cho học sinh khuyết tật tham gia học tập đầy đủ;

2.3. Năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn

a) Có khả năng phát hiện, tham mưu, đề xuất với nhà trường, các cấp quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề mới, phát sinh về các vấn đề chuyên môn: lĩnh vực công tác chủ nhiệm lớp (thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh; giải pháp bảo đảm huy động học sinh đến lớp bền vững); nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học; sách giáo khoa, tài liệu, đồ dùng dạy học thuộc lớp mình phụ trách và của cấp học;

b) Có khả năng phân tích, phát hiện, đánh giá hiện tượng, vấn đề, các tình huống, các vi phạm phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động của nhà trường, của lớp học được phụ trách và biết lựa chọn, xử lý, đưa ra các phương pháp sư phạm, kịp thời động viên, khích lệ học sinh trong quá trình giáo dục; c) Có khả năng tổ chức cho học sinh của lớp học do giáo viên phụ trách tham

gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

2.4. Năng lực tập hợp, quy tụ học sinh

a) Có khả năng giao tiếp và ứng xử tốt với người khác, bao gồm việc đưa ra và tiếp nhận các ý kiến phản hồi về chất lượng công tác quản lý, chất lượng dạy và học, chất lượng các hoạt động giáo dục khác. Tôn trọng, dân chủ, đối xử

38 công bằng, giúp đỡ học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường; hợp tác và công bằng, giúp đỡ học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường; hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh, hợp tác với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh;

b) Có khả năng xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh;

c) Có khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ học sinh thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác;

d) Biết thể hiện sự gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;

e) Hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của địa phương;

2.5. Năng lực phối hợp hành động

a) Có khả năng thực hiện thông tin hai chiều giữa bản thân với đồng nghiệp, với học sinh và cộng đồng về tình hình giảng dạy và giáo dục học sinh, về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục;

b) Biết hợp tác, chia sẽ với đồng nghiệp, các lực lượng xã hội để tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, đánh giá được sự rèn luyện, học tập và tiến bộ của học sinh;

c) Có khả năng tham gia vào việc xem xét, đánh giá, xây dựng và quản lý các hoạt động liên quan đến học sinh, chương trình giảng dạy, công tác tổ chức và các chức năng phúc lợi, dịch vụ cho học sinh của nhà trường;

d) Có năng lực làm việc theo nhóm.

2.6. Kỹ năng soạn thảo văn bản

Thành thạo trong việc soạn thảo văn bản:

a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;

b) Lập kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c) Lập kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh;

d) Soạn kế hoạch bài học (giáo án) theo hướng đổi mới và biết sử dụng công nghệ thông tin vào việc soạn kế hoạch bài học, kế hoạch bài học thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò, đảm bảo tác động đến sự phân hóa các đối tượng (soạn kế hoạch bài học đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng kế hoạch bài học có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy);

39 thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh. thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu Đề xuất về vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Trang 37)