Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát các Tư vấn xây dựng văn bản dự thảo (DT1) sau đó tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn với cán bộ quản lý cấp sở, phòng, trường, giáo viên trường tiểu học ở địa phương và ý kiến tham vấn của Nhóm Tư vấn chuyên môn các Tư vấn chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh để có dự thảo hiện nay (DT2).
Trong quá trình xây dựng văn bản và qua các cuộc hội thảo tham vấn có vấn đề đặt ra là đối với giáo viên tiểu học (GVTH) có 3 hay 4 hạng. Có 2 ý kiến:
49 ii) GVTH chỉ có 3 hạng II. III và IV không có hạng I. ii) GVTH chỉ có 3 hạng II. III và IV không có hạng I.
Quan điểm của các Tư vấn là ý kiến thứ 2: GVTH chỉ nên có 3 hạng II. III và IV không có hạng I. Lý do:
Các viên chức của ngành giáo dục đào tạo bao gồm từ giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo đến giảng viên đại học. Với quy định có 4 hạng như trên, giảng viên đại học sẽ có viên chức hạng I là các giáo sư, giảng viên cao cấp. Điều này phù hợp với trình độ cũng như các quy định về học hàm, học vị của các giáo sư, giảng viên cao cấp. Với GVTH chỉ nên có 3 hạng, không có hạng I. Điều này phù hợp với các quy định sau: 1.Trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GVTH.
Trình độ chuẩn được đào tạo hiện nay của GVTH là trung cấp sư phạm (điểm a khoản 1 Điều 77 Luật giáo dục).
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hiện nay của Nhà nước. GVTH ở các hạng thấp hơn hạng I nên việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý do Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng và bổ nhiệm vào CDNN (thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I do Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm – khoản 1 Điều 12 Thông tư số 12/2012/TT-BNV).
3. Hiện tại có 3 chức danh nghề nghiệp viên chức (GVTH, GVTH chính, GVTH cao cấp) và có bảng lương kèm theo (Nghị định số 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
C. Kiến nghị: Việc đề xuất về Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên
tiểu học trên là nghiên cứu đơn lẻ của một cấp học trong ba cấp của bậc học phổ thông cho nên sẽ có một số thiếu sót nhất định trong tổng thể của một bậc học và của cả ngành giáo dục đào tạo. Vì vậy, đề xuất này là cơ sở ban đầu để giúp cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xem xét khi xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của ngành./.
50
Tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học là viên chức hạng IV có nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học và theo lớp học được phân công; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; tham gia các hoạt động chuyên môn;
b) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương, quy chế, quy định của ngành, điều lệ nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
c) Đảm nhận được việc giảng dạy và giáo dục đối với các học sinh chậm tiến, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt và học sinh yếu kém để đạt chuẩn kiến thức kỹ năng;
d) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ như văn nghệ, thể thao, tham quan, cắm trại, vui chơi tập thể...góp phần rèn luyện thói quen đạo đức, ý thức lao động, nề nếp học tập cho học sinh;
đ) Hoàn thành đầy đủ và bảo đảm yêu cầu các nội dung, chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện đạo đức, nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ;
e) Tham gia công tác xã hội, góp phần tuyên truyền thực hiện các chính sách của Nhà nước về giáo dục, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.