Tổ trưởng chuyên môn phải đảm bảo các yêu cầu của khung năng lực quy định đối
với giáo viên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây:
3.1. Về năng lực tổng hợp
a) Có khả năng tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị, chấp hành các quy định, quy chế, kỉ luật lao động của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
b) Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;
c) Có khả năng nhận xét, đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục của giáo viên trong tổ chuyên môn và tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
d) Có khả năng đánh giá, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức triển khai, phổ biến các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến trong tổ chuyên môn và tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
e) Có khả năng tổ chức hoạt động thi đua trong tổ chuyên môn.
3.2. Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá
a) Hiểu được về hoàn cảnh kinh tế, xã hội, gia đình giáo viên, nhân viên trong tổ; hiểu và nắm vững từng đối tượng, biết khích lệ, động viên và giúp đõ kịp thời khi cần thiết;
b)Biết sử dụng phương pháp thích hợp để tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả công việc, học tập, rèn luyện của giáo viên, nhân viên trong tổ;
c) Có khả năng tham gia chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường;
d)Có khả năng thẩm định, lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh các đề kiểm tra định kỳ do giáo viên trong tổ chuyên môn đề xuất để kiểm tra, đánh giá học sinh.
3.3. Năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn
a) Có khả năng tham mưu, đề xuất với nhà trường, với các cấp quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề mới, phát sinh trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường, địa phương;
b) Có khả năng chủ trì trong việc tổ chức, huy động các thành viên trong tổ phát hiện, tham mưu, đề xuất với nhà trường, các cấp quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề mới, phát sinh về các vấn đề chuyên môn: lĩnh vực công tác chủ nhiệm lớp ( thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh; giải pháp bảo đảm huy động học sinh đến lớp bền vững); nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học; sách giáo khoa, tài liệu, đồ dùng dạy học của học sinh thuộc lớp, tổ chuyên môn mình phụ trách và của cấp học.
40
3.4. Năng lực tập hợp, quy tụ
a) Có khả năng tập hợp giáo viên, nhân viên trong tổ đoàn kết, đồng thuận; b) Có khả năng tuyên truyền, thuyết phục được các thành viên trong tổ.
3.5. Năng lực điều hành và phối hợp hành động
a) Tổ chức thực hiện được Quy chế dân chủ cơ sở ở tổ chuyên môn;
b) Có khả năng tổ chức, chủ trì được các cuộc hội thảo chuyên môn ở cấp nhà trường, cuộc họp của tổ chuyên môn theo chuyên đề để thảo luận các nội dung hoạt động về giảng dạy, giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu, sách giáo khoa;
c) Sử dụng được hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của tổ.
3.6. Kỹ năng soạn thảo văn bản
a) Thành thạo trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng,học kỳ, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với kế hoạch hoạt động chung của trường;
b) Thành thạo trong việc xây dựng báo cáo công tác của tổ chuyên môn, báo cáo đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và các báo cáo theo chuyên đề của tổ;
c) Thành thạo trong việc ra đề kiểm tra định kỳ, chọn học sinh giỏi của khối lớp được phụ trách;
d) Soạn thảo văn bản đúng thể thức, loại hình theo quy định.