Các nhân tố ngoại cảnh tác động đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 34)

kinh doanh tại Việt Nam

Để có thể đưa ra các gi tại Việt Nam thì trước tiên ph động đến DVHTKD. Trong đ Hào cũng đã nghiên cứ dịch vụ hỗ trợ kinh doanh t

sẽ được hiểu thông qua phân tích c tại, cụ thể:

Hình 1.3: Môi t

Từ hình 1.3 nêu hưởng tới DVHTKD bao g

đối với thị trường DVHTKD và (2) môi trư sử dụng DVHTKD, các t

hội và bản thân các nhà cung c

(1) Khung pháp lý và chính sách c DVHTKD: giống như b

cần có hệ thống pháp lý và các chính sách

23

p tham gia thị trường (bao gồm cả doanh nghiệp cung ng dịch vụ) và chất lượng dịch vụ được cung c

ại cảnh tác động đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ ại Việt Nam

đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ sự phát triển c c tiên phải nắm được những nhân tố ngoạ

Trong đề tài khoa học cấp Bộ năm 2005, T.S Tr ứu rất kỹ về các nhân tố tác động đến sự

kinh doanh tại Việt Nam. Các nhân tố tác động đ

u thông qua phân tích cấu trúc, môi trường mà DVHTKD đang

: Môi trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

(Nguồ

trên có thể thấy rõ ràng được rằng, 2 nhân t bao gồm: (1) khung pháp lý và chính sách c

ng DVHTKD và (2) môi trường kinh doanh (gồm: Khách hàng ng DVHTKD, các tổ chức hỗ trợ, các tổ chức quốc tế, các t

n thân các nhà cung cấp DVHTKD). Đi vào cụ thể: Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước đối v

ng như bất kỳ các thị trường nào muốn tồn tại và phát tri ng pháp lý và các chính sách đồng bộ, minh bạch, có kh p cung ứng lẫn c cung cấp ra thị ộng đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ n của DVHTKD ại cảnh nào tác năm 2005, T.S Trần Kim phát triển của ng đến DVHTKD ng mà DVHTKD đang tồn doanh ồn: Hào, 2005) ng, 2 nhân tố chính ảnh m: (1) khung pháp lý và chính sách của Nhà nước m: Khách hàng , các tổ chức/hiệp

i với thị trường i và phát triển đều ch, có khả năng

24

thực thi cao; thị trường DVHTKD cũng cần có một nền tảng pháp lý như vậy để phát triển. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với thị trường DVHTKD tác động không chỉ đến cung – cầu của thị trường này mà còn đến các nhân tố liên quan khác (tổ chức hỗ trợ, hiệp hội…) do đó để thị trường DVHTKD phát triển thì các nhân tố cấu thành nên thị trường phải được hình thành đồng bộ và được tạo điều kiện để phát triển. Khung pháp lý và chính sách ảnh hưởng đến thị trường DVHTKD bao gồm các quy định liên

quan đến các nhà cung cấp và khách hàng – doanh nghiệp sử dụng DVHTKD

đó. Một số văn bản pháp lý quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển DVHTKD bao gồm:

- Luật doanh nghiệp: quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của hầu hết mọi loại hình tổ chức doanh nghiệp. Nếu luật càng thông thoáng thì việc hình thành các doanh nghiệp càng dễ dàng và do đó thị trường càng được thúc đẩy, ngược lại thị trường sẽ bị kìm hãm. Thị trường DVHTKD sẽ không thể hình thành nếu không có luật doanh nghiệp.

- Luật phá sản: quy định các vấn đề liên quan đến việc phá sản của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và các đối tượng có liên quan góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo kỷ cương xã hội. Luật này ra đời tạo sự lành mạnh trong môi trường kinh doanh, tạo niềm tin giữa các doanh nghiệp trong quan hệ với nhau trong đó có quan hệ giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ.

- Các văn bản pháp lý về các loại hình DVHTKD và hệ thống tổ chức cung ứng DVHTKD: Muốn thị trường DVHTKD phát triển thì phải có nhận thức đúng đắn về loại hình dịch vụ đặc biệt này. Trong các văn bản pháp lý đặc thù về DVHTKD, Nhà nước có thể quy định những chính sách ưu đãi phát triển các tổ chức cung ứng DVHTKD, đưa ra định hướng cho các

25

chương trình DVHTKD. Văn bản này cũng có thể đưa ra những hạn chế, trách nhiệm của nhà cung cấp DVHTKD đối với hậu quả xảy ra với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ do họ cung ứng.

- Các quy định pháp lý về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển DVHTKD. Việc ban hành các quy định pháp lý về doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là sự thừa nhận của Nhà nước về vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như sự cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển do đó trong các văn bản này phải đưa ra các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mà trong đó chủ yếu là các chương trình cung cấp DVHTKD. Các chương trình phải được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường khả năng thanh toán khi sử dụng dịch vụ và thúc đẩy nhu cầu sử dụng DVHTKD.

Một điều đáng ghi nhận là các cơ quan Nhà nước, từ cấp Trung ương đến địa phương đều đã tham gia mạnh mẽ vào việc thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp như: Cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, Câu lạc bộ pháp luật của Bộ Tư pháp, Trung tâm thông tin doanh nghiệp và Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ kế hoạch và đầu tư…Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế đối với các hoạt động hỗ trợ đặc biệt là sự hỗ trợ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều chính sách còn chưa được thực hiện do thiếu các chương trình hỗ trợ cụ thể. Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản như thủ tục hành chính rườm rà, thiếu sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa các cấp hành chính và các ngành…

Ngoài ra, các hiệp định quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển DVHTKD, điều này thể hiện ở 2 khía cạnh như sau:

- Trong những năm gần đây, Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới và trở thành thành viên của ASEAN, APEC và WHO, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước do đó thị trường sẽ mở cửa

26

hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam do đó mà số lượng khách hàng sử dụng DVHTKD đồng nghĩa sẽ tăng lên đặc biệt là các dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài.

- Việc mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc mở cửa đối với lĩnh vực dịch vụ trong đó có DVHTKD – lĩnh vực mà lâu nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm quyền thống trị. Việc mở cửa này sẽ kéo theo việc nhiều đơn vị cung ứng DVHTKD nước ngoài tham gia vào hoạt động của thị trường. Nhờ đó cạnh tranh sẽ trở nên bình đẳng hơn và thị trường DVHTKD tại Việt Nam cũng sẽ có sự ảnh hưởng của nhiều nhà cung cấp có kinh nghiệm lâu năm, uy tín, chất lượng.

(2) Môi trường kinh doanh:bao gồm các nhân tố sau:

- Nhận thức của xã hội đối với DVHTKD: là một vấn đề quan trọng để hình thành và phát triển thị trường. Mặc dù DVHTKD đã tồn tại và phát triển song song với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng mới chỉ được biết đến ở Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nhìn chung nhận thức của xã hội, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp về vị trí, tầm quan trọng của DVHTKD còn chưa chính xác và đầy đủ. Bản thân chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của DVHTKD, chưa đánh giá được lợi ích to lớn do DVHTKD mang lại. Điều này một mặt do khả năng chưa nhận thức đúng đắn về DVHTKD, mặt khác do thị trường này chưa phát triển và các nhà cung cấp DVHTKD chưa được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin cậy vào chất lượng dịch vụ cung cấp.

- Trình độ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước (cầu về dịch vụ): đây là nhân tố tác động lớn đến sự phát triển của DVHTKD. Mọi thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cầu của thị trường đó phải ổn định. Do đó thị trường DVHTKD muốn phát triển cũng cần số lượng khách hàng đủ lớn. Tuy nhiên đây là thị trường còn mới mẻ ở Việt Nam, người bán chưa khẳng định được giá trị đích thực của mình trong khi người mua cũng chưa tin cậy vào tác động cũng như hiệu quả khi sử dụng dịch vụ này.

27

- Khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ:đây là một trong những nhân tố tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của thị trường DVHTKD. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều hơn nữa các DVHTKD thì các doanh nghiệp cung ứng DVHTKD phải chứng tỏ được giá trị mà mình mang lại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với đặc điểm là nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất cân nhắc khi phải bỏ ra chi phí thuê ngoài DVHTKD do đó họ phải thấy được lợi ích thực sự của việc sử dụng DVHTKD. Việc bỏ chi phí cao để thuê các DVHTKD lại không phải là điều các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn trong khi đó lại yêu cầu được cung cấp dịch vụ chất lượng cao – là dịch vụ mà nhà cung cấp DVHTKD phải đầu tư chi phí đáng kể để đạt được và là khoản đầu tư mạo hiểm.

- Sự hỗ trợ và tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước: thị trường DVHTKD đang trong giai đoạn sơ khai do đó việc tham gia hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước là rất có ý nghĩa. Các tổ chức sẽ hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sử dụng các DVHTKD, việc hỗ trợ này có thể thông qua nhiều hình thức như tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tập huấn…hoặc gián tiếp như hỗ trợ cho các nhà cung cấp DVHTKD để các nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ các dịch vụ với giá thấp hơn giá thị trường, phù hợp khả năng chi trả của doanh nghiệp. Ngoài ra, các tổ chức cũng có thể đóng vai trò là người xúc tiến, là trung gian giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp cung ứng DVHTKD để họ tìm kiếm đến nhau dễ dàng, nhanh chóng hơn, giảm bớt chi phí. Các tổ chức đồng thời sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng DVHTKD tìm đến những nhà cung cấp hợp lý nhất với chất lượng dịch vụ và giá cả phải chăng.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác của Dorothy Riddle và Trần Vũ Hoài (1998) thì hai nhân tố chính gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng DVHTKD tại Việt Nam bao gồm:

28

- Thứ nhất: là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung do đó lĩnh vực

DVHTKD của Việt Nam không phải là mục tiêu được chú trọng phát triển hay trở thành mục tiêu thu hút đầu tư. Trải qua vài thập kỷ, dưới một cơ chế quản lý kinh tế cũ, lĩnh vực dịch vụ được coi là “phi sản xuất” so với lĩnh vực “sản xuất” của nông nghiệp và sản xuất chế tạo.Tuy nhiên từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới (sau năm 1986) thái độ và quan niệm chung đã dần thay đổi. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng được công nhận là một nhân tố đóng góp rất quan trọng vào GPD của quốc gia. Dưới sự tác động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và nhiều cơ quan hữu quan khác những văn bản hướng dẫn về đầu tư trong nước đã được sửa đổi tạo sự chú ý nhiều hơn đến những yêu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Những thay đổi cụ thể bao gồm những khuyến khích công bố trong Luật đầu tư trong nước có đề cập đến vấn đề thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân.

Như vậy, có thể khẳng định rằng sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc đưa ra các văn bản, khung pháp lý rõ ràng liên quan đến DVHTKD là nhân tố tiên quyết tác động trực tiếp đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại Việt Nam.

- Thứ hai: có thể thấy rằng để củng cố tăng cường DVHTKD cần phải

có những thách thức nhất định về chính trị và tư tưởng đối với việc phát triển DVHTKD mà Việt Nam phải chấp nhận giống như những nền kinh tế đang phát triển, quá độ khác. Những khó khăn thách thức này có thể tựu chung thành 5 nhóm như sau: (1) khả năng tự điều tiết bị hạn chế; (2) thiếu cọ xát với cạnh tranh quốc tế; (3) vai trò chi phối của các doanh nghiệp dịch vụ Nhà nước; (4) những trở ngại đối với tìm thuê dịch vụ; (5) đánh giá thấp giá trị

dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Như vậy nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự

phát triển của DVHTKD chính là tư tưởng, thái độ của bản thân chính các doanh nghiệp đối với việc sử dụng DVHTKD.

29

(1) Hạn chế khả năng tự điều tiết: một trong những cơ chế quan trọng để phát triển chất lượng của DVHTKD là sự hình thành các hiệp hội có quyền tự chủ phục vụ cho nhiều chức năng như giáo dục cộng đồng kinh doanh về giá trị của một dịch vụ, thẩm định khách quan về năng lực của người cung cấp dịch vụ (thông qua cấp phép hoặc chứng nhận), xây dựng và thực thi những quy tắc về hành vi và ứng xử (gắn kết những thông lệ, quy tắc tốt nhất của quốc tế), đảm bảo giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp được liên tục. Cho đến nay chưa một loại hình DVHTKD của Việt Nam có được cơ chế như vậy.

(2) Thiếu cọ xát với cạnh tranh quốc tế: một nhân tố quan trọng nữa làm hạn chế việc sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là sự thiếu tiếp xúc trực tiếp với áp lực cạnh tranh toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ “buôn bán” thông qua các cơ quan thương mại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp tương tự thuộc sở hữu Nhà Nước và hoàn toàn phụ thuộc vào các đơn vị này trong việc tìm kiếm thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ý thức được về việc những đầu vào được chuyên môn hóa cao có thể nâng cao sức cạnh tranh của họ một cách đáng kể.

(3) Vai trò chi phối của các doanh nghiệp dịch vụ Nhà nước: hiện nay phần lớn nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào các các đơn vị cung cấp trực thuộc khối Nhà nước do đó những doanh nghiệp cung cấp DVHTKD tư nhân khó cạnh tranh được trừ khi có sẵn thị trường xuất khẩu giúp họ tìm kiếm thêm khách hàng để duy trì sự tăng trưởng.

(4) Những trở ngại đối với tìm thuê dịch vụ: tại nhiều quốc gia, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nâng cao chất lượng của DVHTKD thông qua việc đặt hàng khu vực kinh tế tư nhân để giải quyết những yêu cầu của Chính phủ. Một trong những lý do của việc ký kết các hợp đồng dịch vụ là để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn của Nhà nước. Tuy nhiên tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước phần lớn được đánh giá

30

thông qua số lượng cán bộ nhân viên chứ không phải lợi nhuận ròng thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh, hơn nữa mọi lợi nhuận đều được đưa vào quỹ chung chứ không phải dưới sự quản lý và kiểm soát của giám đốc do đó không khuyến khích tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh từ bên ngoài mà khuyến khích duy trì chi phí cố định cao, tự thực hiện, tự làm lấy mọi việc và dẫn đến duy trì một số lượng cán bộ nhân viên lớn. Trong khối tư nhân thì những cản trở tìm thuê dịch vụ ở ngoài xuất phát từ nếp nghĩ “tôi sẽ tự làm” điều này dẫn tới việc nếu một doanh nghiệp đi thuê ngoài dịch vụ nào đó thì sẽ bị đánh giá là yếu kém trong hoạt động. Một điểm khác nữa có thể dễ nhận

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 34)