Kích thích cung dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 123)

Song song với việc kích thích cầu DVHTKD, việc kích thích cung DVHTKD cũng rất quan trọng.Những giải pháp kích cung dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là rất quan trọng trong giai đoạn đầu của thị trường, trước mắt nên tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao kỹ năng marketing dịch vụ cho các nhà cung cấp: một trong những khó khăn lớn của nhà cung cấp dịch vụ là cách thức marketing dịch vụ do đó việc nâng cao marketing dịch vụ là điều cần thiết. Các giải pháp cụ thể gồm tổ chức tập huấn về marketing dịch vụ cho nhà cung cấp tại huyện, thu thập, dịch, biên soạn một số tài liệu về marketing dịch vụ và quy trình tiến hành marketing dịch vụ rồi phát miễn phí cho nhà cung cấp.

- Trợ giúp kỹ thuật cho nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Việc trợ giúp kỹ thuật cho nhà cung cấp nên tập trung vào các dịch vụ có rào cản gia nhập ngành cao và cần được thực hiện dưới các hình thức như tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là rất cần thiết trong giai đoạn đầu của thị trường qua đó cho phép chính quyền huyện Từ Liêm tập trung vào những dịch vụ cung ứng cần thiết nhất, đẩy nhanh sự phát triển thị trường nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian ngắn.

- Hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm cho nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Chiến lược hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm trở nên phổ biến trên thế giới.Chiến lược này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh những dịch vụ mà thị trường đang thiếu.Trong số nhiều các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có thể nhận thấy dịch vụ pháp lý, dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh cần được tập trung hỗ trợ. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như tư vấn quản trị kinh doanh, tư vấn môi trường, dịch vụ thiết kế,…cũng cần được quan tâm vì các doanh nghiệp còn khá xa lạ với các dịch vụ này. Một số

113

phương pháp hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm thường được thế giới áp dụng bao gồm: chuyển nhượng quyền và công nghệ cung ứng sản phẩm, ví dụ: Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có thể đặt hàng nghiên cứu và thiết kế một số dịch vụ sau đó chuyển giao công nghệ này cho các doanh nghiệp cung ứng; tiến hành nghiên cứu thị trường sau đó cung cấp các dữ liệu cho các nhà cung cấp. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này mà các nhà cung cấp cải tiến sản phẩm của mình.

- Tạo quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khi khởi nghiệp. Qũy này ban đầu nên sử dụng nguồn vốn nhà nước sau đó xã hội hóa bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp cổ phần. Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng quỹ này.Đối tượng mà quỹ đầu tư mạo hiểm cần hướng đến là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Đặc điểm khác biệt giữa quỹ này với các tổ chức tín dụng khác là song song với việc trợ giúp tài chính, Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về: kiến thức khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, marketing, quản trị tài chính, xây dựng và quản trị thương hiệu…

- Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh dựa trên cơ sở phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại huyện Từ Liêm đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và vẫn còn manh mún, gặp nhiều hạn chế trong việc cung ứng và sử dụng dịch vụ. Vì vậy, tập trung vào hỗ trợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ góp phần tạo ra một thị trường năng động hơn. Kinh nghiệp quốc tế cũng chỉ ra tằng các chương trình hỗ trợ truyền thống thường làm việc với các đơn vị nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận nhưng hiệu quả mang lại không cao khi

114

chương trình kết thúc. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra những cản trở lớn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, nhân tố cần thiết cho việc hình thành một lĩnh vực dịch vụ mang tính cạnh tranh cao tại huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện các biện pháp trên quy mô rộng để tạo ra môi trường bình đẳng, khu vực tư nhân non trẻ vốn chỉ dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thể cạnh tranh trong nhiều ngành yêu cầu kỹ năng cao và vẫn bị chi phối bởi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng của khu vực tư nhân cần phải củng cố khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 123)