Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 26)

Khái niệm dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Từ những năm cuối thế kỷ XX, DVHTKD đã trở thành lĩnh vực vô cùng quan trọng, không thể thiếu, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài hoặc đưa một phần hoạt động của doanh nghiệp ra ngoài đang trở thành xu thế chung trên thế giới và ngày càng phát huy hiệu quả rõ rệt. Trong xu thế chung của thế giới, các doanh nghiệp không còn “ôm trọn” các hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó mà thực hiện thuê ngoài các dịch vụ hỗ trợ được cung cấp bởi các doanh nghiệp khác với chuyên môn sâu hơn từ đó giúp cắt giảm chi phí nhưng cũng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay trên thế giới còn tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về DVHTKD tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích phát triển của thị trường. Mặc dù có sự khác biệt nhất định khi đề cập đến thuật ngữ DVHTKD tuy nhiên có thể thấy được một điểm chung đó là DVHTKD là những dịch vụ chuyên cung cấp những kỹ năng chuyên môn cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Dịch vụ này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và là dịch vụ đầu vào của các ngành công nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Sự phát triển của DVHTKD sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm bớt chi phí thông qua việc chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh.

16

DVHTKD có thể được hiểu theo một cách phổ biến nhất đó là bất kỳ

dịch vụ phi tài chính nào được cung cấp một cách chính thức hoặc không chính thức và được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng kinh doanh hoặc tăng trưởng (Trực, Hòa, Việt Anh, 2010). Đồng thời

DVHTKD cũng có khi được sử dụng để chỉ một nhóm dịch vụ nào đó hoặc một dịch vụ cụ thể.

Trong khi đó, Alexandra và Mary (2003) trong tài liệu hội thảo về “Phát triển các thị trường thương mại cho các dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS)” đã định nghĩa khái niệm DVHTKD là: một loạt các dịch vụ rộng khắp được các doanh nghiệp sử dụng để giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển kinh doanh với mục đích rộng lớn hơn là góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và xóa đói, giảm nghèo. Lĩnh vực DVHTKD tập trung chính vào thúc đẩy khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng theo Alexandra và Mary (2003) thì DVHTKD trước đây được biết đến như là “các dịch vụ phi tài chính” tập trung vào cung cấp đào tạo, tư vấn và các dịch vụ khác nhằm giải quyết những khó khăn nội bộ của các doanh nghiệp như thiếu năng lực kỹ thuật, học vấn…Trong thời gian gần đây, lĩnh vực này đã phát triển và bao gồm cả các dịch vụ marketing và nguồn thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ thường chỉ các công ty lớn mới được sử dụng. Phát triển cơ sở hạ tầng và cải cách chính sách – những hoạt động nhằm tập trung giải quyết những khó khăn từ bên ngoài của doanh nghiệp cũng được tính là DVHTKD. Hiện nay DVHTKD bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ (Mary Mc Vay, 1996) và chính vì sự đa dạng này mà rất khó để có thể rút ra một kết luận chung về DVHTKD.

Theo Ủy ban hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ (2001) thì DVHTKD được hiểu là các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Khái niệm về DVHTKD bao gồm rất nhiều mảng của dịch vụ kinh doanh (như đào tạo, tư vấn, marketing, công nghệ thông tin và truyền dữ liệu…) bao gồm cả các vấn đề liên quan đến chiến lược và hoạt động.

Như vậy tựu chung l dịch vụ thuê ngoài mà doanh nghi động, phát triển của doanh nghi

của doanh nghiệp, giảm chi phí, nâng cao năng l quả hoạt động cao hơn cho doanh nghi

chế rất nhiều lĩnh vực, doanh ng tạo thành chuỗi các hoạt đ kinh tế. Có thể thấy rất rõ

Công ty A chuyên cung c Công ty C chuyên cung c

vụ kiểm toán của công ty B. D được cung cấp như dịch v vụ kế toán, dịch vụ kế toán c

cấp dịch vụ quảng cáo, công ty E c công ty A – cung cấp ph

riêng hoạt động độc lập nhưng trong n nhau, doanh nghiệp này s

vào của doanh nghiệp mình. Ví d

Hình 1.2: Ví dụ

17

u chung lại có thể thấy được rằng, DVHTKD là các lo thuê ngoài mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hỗ trợ cho quá trình ho

a doanh nghiệp, DVHTKD giúp chuyên môn hóa ho m chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó đem l ng cao hơn cho doanh nghiệp. DVHTKD bao gồm nhưng không h

c, doanh nghiệp này sử dụng dịch vụ của doanh nghi t động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung c t rõ điều này thông qua ví dụ cụ thể sau:

Công ty A chuyên cung cấp phần mềm máy tính cho Công ty ki

Công ty C chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị kinh doanh lại thuê ngoài d a công ty B. Dịch vụ tư vấn quản trị kinh doanh c

ch vụ thuê ngoài cho công ty D – là công ty cung c

toán của công ty D lại được thuê ngoài bởi Công ty E cung ng cáo, công ty E cũng đồng thời quảng cáo cho ho

p phần mềm máy tính. Như vậy, mỗi doanh nghi p nhưng trong nền kinh tế lại có mối liên h p này sử dụng sản phẩm đầu ra của doanh nghi

p mình. Ví dụ được mô hình hóa trong hình 1.2 như

ụ về chuỗi cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

(Nguồn: tác giả

ng, DVHTKD là các loại hình cho quá trình hoạt p, DVHTKD giúp chuyên môn hóa hoạt động đó đem lại hiệu m nhưng không hạn a doanh nghiệp kia ng chung của nền

m máy tính cho Công ty kiểm toán B, i thuê ngoài dịch kinh doanh của công ty C là công ty cung cấp dịch i Công ty E cung ng cáo cho hoạt động của i doanh nghiệp đứng i liên hệ chặt chẽ với a doanh nghiệp kia như đầu

1.2 như sau:

kinh doanh

18

Bản thân một doanh nghiệp cũng có thể sử dụng đồng thời cùng lúc rất nhiều dịch vụ thuê ngoài, điển hình có thể dễ thấy nhất là hiện tại đa số các doanh nghiệp đều thuê ngoài các dịch vụ như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ, bảo trì máy tính, bảo trì hệ thống điện…để cắt giảm chi phí thuê lao động dài hạn

thực hiện các công việc này.

Phân loại các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân chia DVHTKD ra làm 07 hạng mục: (1) Tiếp cận thị trường; (2) Cung ứng đầu vào; (3) Phát triển công nghệ và sản phẩm; (4) Hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Chính sách/tư vấn pháp lý; (7) Các cơ cấu tài chính thay thế. Chi tiết của 07 hạng mục được trình bày cụ thể tại bảng 1.3:

Bảng 1.3: Phân loại DVHTKD theo Mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hạng mục Chi tiết từng hạng mục

Tiếp cận thị trường

 Marketing

 Các mối liên hệ marketing

 Hội chợ thương mại và triển lãm sản phẩm

 Phát triển các ví dụ cho người mua

 Thông tin thị trường

 Thầu phụ và thuê ngoài

 Các chuyến thăm và các cuộc họp với mục đích marketing

 Nghiên cứu thị trường

 Phát triển chợ

 Phòng trưng bày

 Đóng gói

 Quảng cáo

Cơ sở hạ tầng

 Bảo quản và kho bãi

 Vận tải và giao nhận

 Các lò đào tạo kinh doanh

 Thông tin liên lạc

 Dịch vụ bưu điện

 Chuyển tiền

 Thông tin qua các ấn phẩm, đài, vô tuyến

 Truy cập internet

 Dịch vụ máy tính

19 Chính sách/dịch vụ luật sư  Đào tạo về chính sách và dịch vụ luật sư

 Phân tích và thông tin về những khó khăn và cơ hội của chính sách

 Dịch vụ luật sư trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ

 Tài trợ các cuộc hội nghị

 Nghiên cứu chính sách

Cung ứng đầu vào

 Kết nối các doanh nghiệp nhỏ với các nhà cung ứng đầu vào

 Nâng cao năng lực của các nhà cung ứng để họ có thể cung cấp đầu vào thường xuyên và có chất lượng

 Hỗ trợ thành lập các nhóm mua hàng số lượng lớn

 Thông tin về các nguồn cung đầu vào

Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật

 Cố vấn

 Nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinh doanh

 Các chuyến thăm trao đổi kinh nghiệm và công tác

 Cấp quyền kinh doanh

 Đào tạo quản lý

 Đào tạo kỹ thuật

 Các dịch vụ tư vấn

 Các dịch vụ pháp lý

 Tư vấn tài chính và thuế

 Kế toán và giữ sổ sách kế toán

Phát triển công nghệ và sản phẩm

 Chuyển giao/thương mại hoá công nghệ

 Kết nối các doanh nghiệp nhỏ với các nhà cung cấp công nghệ

 Hỗ trợ mua công nghệ

 Các chương trình bảo đảm chất lượng

 Cho thuê và thuê thiết bị

 Dịch vụ thiết kế

Cơ cấu tài chính thay thế

 Các công ty bao thanh toán cung cấp vốn lưu động cho các đơn đặt hàng đã được xác nhận

 Tài trợ vốn tự có

 Hỗ trợ tín dụng cho nhà cung ứng

20 Vai trò của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Trước tiên, có thể thấy được rằng DVHTKD đóng vai trò rất quan trọng trong cả quá trình sản xuất. UNCTAD đã phân đoạn quá trình cung ứng dịch vụ thành 03 giai đoạn: đầu nguồn (các hoạt động như nghiên cứu khả thi, nghiên cứu và phát triển) - giữa nguồn (kế toán, thiết kế kỹ thuật, dịch vụ hành chính…) – cuối nguồn (quảng cáo, kho bãi, vận chuyển…). Ngoài ra cung có thể phân loại DVHTKD thông qua chức năng của dịch vụ này đối với công ty sử dụng: giảm chi phí cố định, cung cấp kỹ năng và nâng cao chất lượng, cải thiện hiệu quả lao động, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ quản lý tài chính, tạo ra cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Theo Dorothy Riddle (1989a) thì dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong một số khía cạnh của quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế.Thứ nhất, DVHTKD giúp tăng cường chuyên môn hóa trong nền kinh tế.Thứ hai, DVHTKD tạo ra sự thay đổi lớn từ chỗ Nhà Nước độc quyền cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đến chỗ các dịch vụ này được cung cấp bởi cả các tổ chức tư nhân. Thứ ba, DVHTKD là đầu vào quan trọng cho quá trình chuyển dịch từ xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Cũng trong một loạt các nghiên cứu của mình, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của DVHTKD đó là: sự có mặt hoặc thiếu vắng những DVHTKD chất lượng cao là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi với một nền kinh tế phát triển. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi, những dịch vụ kiểu như vậy thường chỉ có trong các công ty lớn hoặc các cơ quan Nhà Nước. Khi DVHTKD không sẵn có cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân thì họ phải đi thuê dưới hình thức tuyển dụng nhân viên (làm gia tăng chi phí vận hành cố định) hoặc

21

mua từ những nguồn ở xa trong nước (giảm cạnh tranh về giá), hay mua từ các nhà cung cấp nước ngoài (làm tăng nhập khẩu cho quốc gia).

Trong hướng dẫn của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thì vai trò của DVHTKD là rất lớn bởi DVHTKD giúp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và giảm bớt đói nghèo. DVHTKD nhìn chung vươn tới việc nâng cao hiệu quả cũng như tính cạnh tranh của các doanh nghiệp từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì vai trò của DVHTKD càng thể hiện rõ ràng hơn (Trực, Hòa và Anh, 2010) ở các điểm sau:

-DVHTKD cung cấp các dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp với mức giá hợp lý và chất lượng tốt thay thế quá trình “tự cung tự cấp”. Thực tế, tất cả các tổ chức dù là Nhà nước hay tư nhân, dù quy mô lớn hay nhỏ đều phải có các chức năng hỗ trợ trọng yếu đối với sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của nó. Ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu về sự cần thiết của các chính sách phù hợp nhằm phát triển thị trường DVHTKD cũng như việc khuyến khích cung cấp và sử dụng loại hình dịch vụ này đang ngày càng tăng lên.

-Trên bình diện quốc tế, DVHTKD được xem là một trong những nhân tố chủ chốt nhằm tăng cường hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh.

- DVHTKD thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số hoạt động chính trong sản xuất kinh doanh chứ không cần đảm nhận tất cả các khâu, các công việc như trước đây.Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào sự khác biệt và các lợi thế cạnh tranh. Điều này cho thấy rằng phải phát triển mối quan hệ làm việc hiệu quả hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài – những đơn vị có khả năng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể tốt hơn, thành thạo hơn, chi phí thấp hơn, độ tin cậy cao hơn đối với các đối tượng bên trong chính tổ chức đó.

22

- DVHTKD tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào quá trình sản xuất kinh doanh, tránh sự phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả thấp. Thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động cũng như cán bộ quản lý hay thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nên tổ chức một bộ phận kế toán với đầy đủ các thành phần như một doanh nghiệp lớn. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn.

- DVHTKD là cầu nối trong quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học thông qua việc tư vấn của chuyên gia từ các tổ chức này.

Như vậy, vai trò của DVHTKD là không thể phủ nhận và ngày càng được đánh giá cao tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm cách nào để phát triển DVHTKD tại Việt Nam để DVHTKD thực sự phát huy được hết vai trò vốn có của mình. Để đánh giá được vấn đề này, trước tiên phải đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVHTKD sau đó đưa ra các giải pháp phát triển DVHTKD. Nhân tố ảnh hưởng đến DVHTKD có thể được phân thành 02 nhóm: nhóm nhân tố ngoại cảnh từ bên ngoài và nhóm nhân tố nội tại của các doanh nghiệp cung ứng DVHTKD. Chính vì vậy, trong các phần tiếp theo của luận án sẽ lần lượt nghiên cứu: (1) các nhân tố ngoại cảnh tác động đến sự phát triển của DVHTKD, (2) các nhân tố nội tại của doanh nghiệp cung ứng DVHTKD tác động đến sự phát triển của DVHTKD.

Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là sự biến đổi thị trường cung cấp – sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng cũng như cơ cấu của các nhân tố cấu thành nên thị trường DVHTKD. Như vậy để đánh giá sự phát triển của thị trường DVHTKD thì phải đánh giá trên cả hai khía cạnh gồm: số lượng các

doanh nghiệp tham gia th doanh nghiệp sử dụng d trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 26)