Thực trạng phát triển kinhtế tại huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 74)

 Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Về tăng trưởng kinh tế:

Bảng 3.1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất tại huyện và Khu vực do huyện quản lý

Đơn vị:%

Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2006 -

2010

Toàn bộ tại huyện 21,4 20,1 19,1 14,3 18,0 18,6

- Thương mại - dịch vụ 17,4 15,3 28,5 16,9 18,6 19,2 - Công nghiệp - xây

dựng 23,3 21,4 18,1 14,2 18,3 18,9 - Nông nghiệp 2,7 2,5 -0,4 -3,8 -3 -0,4 Kinh tế do Huyện quản lý 20,8 19,9 22,8 15,4 16,1 18,9 - Thương mại - dịch vụ 19,1 16,1 30,9 18,5 20,6 21,3 - Công nghiệp - xây

dựng

25,2 23,1 19,5 14,9 15,3 19,6

- Nông nghiệp 2,7 2,5 -0,4 -3,8 -3 -0,4

(Nguồn: Phòng Thống kê – Huyện Từ Liêm)

Từ số liệu tại Bảng 3.1 trên có thể thấy được, trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân năm tại huyện cũng như khu vực do huyện quản lý là khá cao, tương ứng 18,6% và 18,9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các ngành qua các năm chưa thật ổn định. Xét tại huyện, tốc độ tăng của các ngành giảm sút ở năm 2009 và phục hồi ở năm 2010. Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm dần do diện tích đất canh tác thu hẹp

64

nhanh chóng bởi quá trình đô thị hóa. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều có tốc độ tăng cao là một xu thế hợp lý.

Trên khu vực kinh tế do huyện quản lý, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân cả thời kỳ cao hơn tại huyện do ngành có tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn huyện. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 03 năm trở lại đây giảm nhanh theo xu thế đô thị hóa.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ còn chậm.Tại huyện, tỷ trong ngành công nhiệp – xây dựng giảm từ 83,6% năm 2007 xuống 79,2% năm 2010; ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 13,7% năm 2007 lên 19,1% năm 2010; ngành nông nghiệp giảm nhanh tỷ trọng từ 3,9% năm 2006 xuống còn 1,7% năm 2009.Đến năm 2010, có thể nói kinh tế của huyện Từ Liêm đã mang dấu ấn rõ nét của nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn lại không đáng kể.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tại huyện và khu vực do huyện quản lý

Đơn vị:%

Ngành 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số tại huyện 100 100 100 100 100

- Công nghiệp – xây dựng 78,9 78,9 78,9 78,9 78,9 - Thương mại – dịch vụ 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 - Nông nghiệp 3,9 3,9 3,9 3,9 3,9 Tổng số do Huyện quản lý 100 100 100 100 100

- Công nghiệp – xây dựng

59,4 59,4 59,4 59,4 59,4

- Thương mại – dịch vụ 33,0 33,0 33,0 33,0 33,0

- Nông nghiệp 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6

65

 Thực trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản giai đoạn 2005 – 2009

Từ Liêm có lực lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng khá mạng và thể hiện trên cả hai khu vực công nghiệp trung ương, thành phố đóng tại huyện và lực lượng công nghiệp – tiểu thu công nghiệp huyện quản lý. Công nghiệp trung ương và thành phố chủ yếu tập trung ở những Khu công nghiệp đặt tại huyện. Lực lượng tiểu thủ công nghiệp được phát triển đều ở hầu hết các xã trong huyện. Điều này cho phép khả năng có thể áp dụng các hình thức sản xuất hợp lý nhằm liên kết các loại hình, các dạng quy mô sản xuất và các hình thức sở hữu, các cấp quản lý nhằm tạo hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị:%

TT Chỉ tiêu 2005 2006 2008 2010

1

Doanh nghiệp Nhà nước

- Trung ương & Thành phố quản lý 100 100 100 100

- Huyện quản lý - - - -

2

Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp

67,8 76,8 82,1 83,3

- Trung ương & Thành phố quản lý 45,3 53,9 52,0 51,8

- Huyện quản lý 22,5 22,9 30,1 31,5

3 Hộ cá thể 11,2 7,3 12,2 11,4

4 Hợp tác xã - - - -

5

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

21,0 25,9 5,7 5,3

- Trung ương & Thành phố quản lý 21,0 25,9 5,7 5,3

- Huyện quản lý - - - -

Tổng cộng 100 100 100 100

66

Các cơ sở công nghiệp trung ương và thành phố tại huyện phần lớn được xây dựng từ lâu thuộc một số ngành như cơ khí, điện, dệt, may, chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất, chế biến lâm sản. Kỹ thuật sản xuất nhìn chung lạc hậu nên sức cạnh tranh thấp, khả năng thu hút đầu tư không cao. Hơn nữa các cơ sở công nghiệp này lại nằm trong các khu dân cư nên khả năng mở rộng khó khăn và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh hoạt dân cư.

Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp thuộc huyện quản lý nhìn chung vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng với các sản phẩm chủ yếu là các ngành chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, chế biến gỗ, dệt may. Một số xã vốn có làng nghề truyền thống vẫn ổn định sản xuất nhưng quy mô nhỏ và chưa xác định rõ hướng phát triển sản xuất lâu dài, hạn chế đổi mới kỹ thuật, chưa có liên kết tổ chức sản xuất hợp lý nên nhìn chung chưa phát huy tốt năng lực ngành nghề truyền thống để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Từ Liêm - Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp:

Huyện Từ Liêm thuộc vùng đất cao của Hà Nội, tích chứa nhiều phù sa, rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Tính đến năm 2010, đất nông nghiệp toàn huyện chỉ còn 2.873 ha, chiếm 37,99% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 812,17ha, đất trồng cây lâu năm là 408,4ha, đất nuôi trồng thủy sản là 66,08ha và đất nông nghiệp còn lại là 1.586,75ha.

Diện tích đất trồng lúa bình quân hàng năm giảm hơn 200ha, hiện nay nhiều xã như Mỹ Đình, Phú Diễn, Đông Ngạc…hầu như không còn đất trồng lúa. Ngược lại, đối với các loại rau, mặc dù cũng chịu áp lực rất mạnh từ quá trình đô thị hóa nhưng diện tích trồng rau giảm chậm, đặc biệt ở một số xã có vùng đất giàu dinh dưỡng như Minh Khai, Phú Diễn, Liên Mạc. Điều này thể hiện xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây trồng có giá trị

67

thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao, phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của nhân dân nội thành, đồng thời tạo cơ sở để có thể hình thành các vùng chuyên canh.

Diện tích đất mặt nước, nuôi trồng thủy sản cũng giảm mạnh, từ 206ha năm 2005 xuống còn 66,07ha năm 2010. Điều này cho thấy diện tích ao, hồ bị san lấp dành đất cho các dự án đầu tư Khu công nghiệp, khu đô thị và các công trình công cộng tại huyện là khá lớn. Quá trình này sẽ tiếp tục và chắc chắn sẽ còn tác động mạnh đến nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm tiếp theo.

- Lao động nông nghiệp:

Sự biến động về lao động nông nghiệp ở hầu hết các xã đều diễn tiến theo hai giai đoạn. Giai đoạn từ năm 1996 đến khoảng năm 2000, có xu hướng tăng. Những bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, ở nhiều xã lượng lao động nông nghiệp giảm xuống khá nhanh. Có thể thấy, quá trình đô thị hóa bắt đầu tác động mạnh đến khu vực nông nghiệp – nông thôn tại huyện thời gian sau năm 2000. Trước đó, chỉ có một số xã chịu ảnh hưởng của quá trình này như Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Mễ Trì…

Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 35,2% năm 2001 xuống còn 19%. Lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn đang có xu hướng tham gia nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy vậy vẫn còn một số xã tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy chiếm trên 70% như xã Tây Tựu hoặc một số thôn của xã Liên Mạc, Minh Khai… Chất lượng lao động từng bước nâng cao nhưng còn nhiều hạn chế, nhất là số lao động bị mất đất do các dự án đô thị, công nghiệp, trong đó số lao động trên 40 tuổi hầu hết chưa được đào tạo. Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động ở khu vực nông nghiệp – nông thôn còn chênh lệch nhiều so với khu vực thành thị. Số lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm khoảng 10% so với

68

tổng số, còn số lao động có trình độ trên đại học chỉ vào khoảng 3% so với tổng số lao động.

- Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất chung tại huyện, giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp, nhất là sau năm 2000. Nếu năm 2001, giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản chiếm 12,8% tổng giá trị sản xuất tại huyện và chiếm 27,7% tổng giá trị sản xuất do huyện quản lý, thì năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản chỉ còn chiếm 1,7% giá trị sản xuất tại huyện và 3,5% khu vực huyện quản lý. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp thuần túy còn lớn (84,4% năm 2010) trong khi tỷ lệ ngành chăn nuôi chỉ chiếm 11,7%, giá trị thủy sản chiếm 3,5% và giá trị dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Đơn vị: triệu đồng, %

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Trồng trọt 235,560 83 235,500 82 240,457 86 243,072 84 2 Chăn nuôi 36,900 13 40,733 14 28,558 10 33,696 12 3 Thủy sản 8,500 3 6,533 2 10,512 4 10,080 4 4 Lâm nghiệp - - - - 5 Dịch vụ 1,970 1 3,277 1 803 0 1,152 0 Tổng cộng 282,930 100 286,043 100 280,330 100 288,000 100

(Nguồn: Phòng Thống kê – Huyện Từ Liêm)

69

 Thực trạng phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về ngành thương mại – dịch vụ - du lịch huyện Từ Liêm năm 2010 Lĩnh vực Số cơ sở kinh doanh (doanh nghiệp) Số lao động (người) Doanh thu (triệu đồng)

A. Kinh tế tư nhân 1.839 19.945 24.789.170

I. Thương mại 1.169 12.584 22.441.000 1. Bán buôn 1.112 11.219 20.196.900 2. Bán lẻ 54 1.365 2.244.100 II. Khách sạn, nhà hàng 70 1.310 90.100 1. Khách sạn 11 84 7.208 2. Nhà hàng 59 1.226 82.892 III. Du lịch (lữ hành) 18 88 - IV. Dịch vụ 586 5.963 2.258.070 B. Kinh tế cá thể 10.529 15.701 930.100 I. Thương mại 6.798 8.141 651.070 1. Bán buôn 826 2.162 110.628 2. Bán lẻ 5.952 5.979 540.388 II. Khách sạn, nhà hàng 1.921 4.408 229.735 1. Khách sạn 65 106 4.595 2. Nhà hàng 1.856 4.302 225.140 III. Du lịch (lữ hành) - - - IV. Dịch vụ 1.810 3.152 49.295

70

Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội HuyệnTừ Liêm đến năm 2020, tầm nhìn 2030, kết quả hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ tại huyện như sau:

- Kết quả chung: tốc độ tăng trung bình ngành dịch vụ trong giai đoạn 2006 – 2010 tính trên toàn huyện là 21,3%, khu vực kinh tế huyện quản lý tăng trung bình 7,9%/năm trong cùng thời kỳ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ do huyện quản lý đạt 2.903.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,3% trong cơ cấu kinh tế do huyện quản lý năm 2010.

- Kết quả kinh doanh thương mại: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn và bán lẻ năm 2010 đạt 23.090 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2009. Nếu nhìn từ giác độ vai trò của doanh nghiệp thì khối các doanh nghiệp tư nhân có đóng góp nhiều hơn trong tổng doanh thu thương mại – dịch vụ. Năm 2010, các doanh nghiệp tư nhân có số doanh thu là 22.441 tỷ đồng, chiếm 97%. Đối với các hộ kinh doanh thương nghiệp cá thể, hoạt động bán lẻ tương đối đa dạng với nhiều mặt hàng phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau. So với các hộ bán buôn, hộ bán lẻ có mức doanh thu thấp hơn và mức lợi nhuận không cao. Đa số các hộ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, các loại tạp phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của cư dân trong vùng.

- Kết quả kinh doanh dịch vụ:

Tại huyện, theo thống kê đến cuối năm 2010 có 70 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trong đó kinh doanh khách sạn 11 và nhà hàng 59. Tuy nhiên lực lượng hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực này lại tương đối đông đảo, năm 2010 có tới 1.921 hộ tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống và đóng góp tới 95% vào doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Riêng khách sạn có 52 hộ kinh doanh. Quy mô đầu tư và sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh của khách sạn, nhà hàng còn nhỏ, sử dụng ít lao

71

động (bình quân 143 lao động đối với doanh nghiệp và 1,6 lao động đối với hộ cá thể). Các đơn vị kinh doanh này hoạt động còn mang tính tự phát, tính chuyên nghiệp chưa cao. Mức vốn đầu tư trung bình mỗi hộ kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng cũng rất thấp. Điều tra một số nhà nghỉ, khách sạn và nhà cho thuê tại huyện, mức vốn cố định đầu tư bình quân cũng chỉ khoảng 300 triệu đồng, mức doanh thu phổ biến 50 – 70 triệu đồng và thu hút lao động bình quân từ 3-4 lao động/mỗi nhà hàng.

Theo thống kê, đến năm 2010 tại huyện có 17 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với 78 lao dộng, doanh thu hoạt động du lịch còn thấp.

- Kết quả hoạt động Xuất – Nhập khẩu: tổng kim ngạch XNK năm 2008 đạt 302.978 nghìn USD, tăng 196.090 nghìn USD so với năm 2007. Trong đó kim ngạch xuất khẩu 23.985 nghìn USD, tăng 7.038 nghìn USD so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu 278.993 nghìn USD, tăng 189.052 nghìn USD so với năm 2007. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ (81,5%), hàng dệt may (9,2%) và sản phẩm chế biến thực phẩm nông sản (3,3%). Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các loại hóa chất, nguyên liệu vải các loại, giấy, men bia và một số sản phẩm trung gian khác. Hầu như toàn bộ các hoạt động xuất – nhập khẩu tại huyện đều do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

- Hiện trạng phát triển mạng lưới chợ, Trung tâm thương mại tại huyện: trong 5 năm qua, huyện Từ Liêm đã đầu tư 24 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ , đã đầu tư và đưa vào sử dụng chợ đầu mối Minh Khai, hiện đang triển khai thi công các chợ: Thụy Phương, Phúc Lý, Phú Diễn. Tính đến năm 2010, tại huyện đã có 19 chợ đang hoạt động, góp phần tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống cho nhân dân, phát triển thương mại dịch vụ. Công tác chuyển đổi chợ sang mô hình doanh nghiệp, HTX quản lý được tích cực triển khai tại huyện Từ Liêm. Đã chuyển đổi được 8 chợ loại 3 cho

72

HTX quản lý khai thác, hoàn thành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án chợ: chợ lâm sản Thượng Cát, Chợ Cầu Diễn, Nhổn, Chợ Sáng – Đại Mỗ cho doanh nghiệp quản lý. Đến nay toàn huyện có 4 siêu thị lớn: Metro, CityMax, Điện máy HC, Tây Đô và 01 trung tâm thương mại (The Garden). Mặc dù vậy, có thể nói đầu tư xây dựng chợ và trung tâm thương mại chưa theo kịp nhu cầu nên còn nhiều tồn tại và bất cập. Cơ sở vật chất của các chợ còn nghèo, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và văn minh thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu điển hình tại huyện Từ Liêm (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)